Câu trả lời dứt khoát là “CÓ”-nhưng đó là chủ nghĩa dân tộc vô sản-tức là không như các thế lực phản động, các phần tử cơ hội chính trị, thoái hóa, bất mãn ở trong, ngoài nước vẫn xuyên tạc và cáo buộc. Cùng quan điểm này, tác giả Dương Quốc Dũng đã kết luận thực chất đó trong bài viết cùng tên Chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là chủ nghĩa dân tộc vô sản đăng trên Tạp chí Cộng sản, ngày 19-5-2011; đồng thời khẳng định sự sai lầm về nhận thức, tính phản động về tư tưởng và sự nguy hại của luận điệu trên: “Kết luận trên cũng có nghĩa là luận điểm “thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc” là một cách hiểu và diễn đạt không chính xác, không đầy đủ và xuyên tạc tư tưởng của Người.
Luận điểm sai trái ấy đi ngược lại lợi ích của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, phủ nhận tư tưởng Hồ
Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH-tư tưởng chỉ đạo chiến lược lớn
xuyên suốt cả quá trình cách mạng Việt Nam. Rõ ràng luận điểm ấy muốn Việt Nam
từ bỏ ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, từ bỏ con đường mà dân tộc ta đã lựa
chọn và quyết hy sinh phấn đấu trong hơn 80 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam”.Theo đó, cũng rút ra kết luận Chủ tịch Hồ Chí Minh là chiến
sĩ cộng sản chân chính.
Đâu
là sự thật? Chỉ có một sự thật là: Chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí
Minh thực chất là chủ nghĩa dân tộc vô sản. Chính vì vậy, từ rất sớm, năm 1924,
trong Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, tại mục "D. Chủ nghĩa dân
tộc", Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiên đề cập và khẳng định vai trò của chủ
nghĩa dân tộc chân chính: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước.
Chính nó đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho những người cu
li biết phản đối; nó làm cho những người “nhà quê” phản đối ngầm trước thuế tạp
dịch và thuế muối. Cũng chủ nghĩa dân tộc đã luôn luôn thúc đẩy các nhà buôn An
Nam cạnh tranh với người Pháp và người Trung Quốc; nó đã thúc giục thanh niên
bãi khóa, làm cho những nhà cách mạng trốn sang Nhật Bản và làm vua Duy Tân mưu
tính khởi nghĩa năm 1917…”
Về
mặt thực tiễn, chính chủ nghĩa dân tộc chân chính đã làm nên sức mạnh Việt
Nam Độc lập Đồng minh (tên chính thức trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ
VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương), còn gọi là Việt Nam
Độc lập Đồng minh Hội, hay gọi tắt là Việt Minh, là liên minh chính trị do Đảng
Cộng sản Đông Dương thành lập ngày 19-5-1941 với mục đích công khai là “Liên
hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân
chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật-Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn
độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”-một tổ chức có mục tiêu
lý tưởng cao cả. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tán thành và dẫn lại lời Giáo sư
Giugơlát khi cho rằng: “Pháp không thể tẩy được Việt Minh một lẽ là vì chính
trị Pháp lu mờ. Lực lượng của Việt Minh trước hết là một lực lượng tinh thần,
họ là xương thịt của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Một lực lượng nữa của Việt
Minh là những lãnh tụ của nó chẳng những hy sinh tất cả cho lý tưởng của họ mà
lại có tài chỉ huy, thạo cách điều khiển chính quyền, và cực kỳ liêm khiết”. Đó
là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, lý tưởng cao đẹp nhất mà
Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Trong
bài viết Con đường dẫn tôi đến Chủ nghĩa Lênin đăng trên
Báo Nhân Dân, số 2226, ngày 22-4-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa
khẳng định một sự thật không thể xuyên tạc được, đó là: “Lúc đầu, chính là chủ
nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin
theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý
luận Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có
CNXH, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những
người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Ở nước ta và ở Trung Quốc cũng
vậy, có câu chuyện đời xưa về cái “cẩm nang” đầy phép lạ thần tình. Khi người
ta gặp những khó khăn lớn, người ta mở cẩm nang ra, thì thấy ngay cách giải
quyết. Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt
Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà
còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới
CNXH và chủ nghĩa cộng sản”.
Đây
không chỉ khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn kiên trì theo chủ nghĩa
dân tộc vô sản và bản thân Người được nhân loại tiến bộ thừa nhận là chiến sĩ
lỗi lạc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; mà còn là bằng chứng
đanh thép, là cơ sở khoa học để bác bỏ luận điệu cho rằng Hồ Chí Minh là người
theo chủ nghĩa dân tộc. Do vậy, khi cho rằng "tư tưởng Hồ Chí Minh thực
chất là chủ nghĩa dân tộc" là một cách diễn đạt thiếu chính xác, không đầy
đủ, là sai lầm về mặt lý luận, phản động về mặt thực tiễn và đã bị thực tiễn
bác bỏ.
P.V.P
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét