Trong giai đoạn hiện nay, nhất là giai đoạn chuẩn bị tổ chức Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tình trạng chống phá Đảng, đòi đa nguyên đa đảng, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng là một trong những mục tiêu trọng tâm mà các thế lực thù địch luôn hướng tới. Để thực hiện âm mưu đó, các thế lực thù địch, phản động, chống đối, bất mãn chế độ, cơ hội chính trị đã sử dụng nhiều chiêu bài khác nhau, đặc biệt là lợi dụng những “ưu trội” của mạng xã hội để chống phá.Vì vậy, việc nhận diện và phòng chống quan điểm sai trái, thù địch càng đặt ra những vấn đề bức bách.
Nhận diện một
số quan điểm sai trái, thù địch
Đầu tiên, các
tổ chức phản động sẽ kích động quần chúng nhân dân, gây sức ép đối với nhà nước
đòi đa nguyên đa đảng, xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp. Hình thức này được thực
hiện bằng việc bới móc khuyết điểm, sai lầm trong quá khứ; xuyên tạc, bịa đặt,
bóp méo sự thật… để phủ nhận vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng, từ đó chúng kêu
gọi mọi tầng lớp nhân dân nổi dậy đấu tranh lật đổ Đảng, tiến tới việc cho rằng
việc xóa bỏ điều 4 của Hiến pháp là “phù hợp”.
Tiếp đến,
chúng sẽ thổi phồng những mặt trái hiện nay, đặc biệt là tình trạng tham nhũng
để đổ lỗi cho sự lãnh đạo của Đảng. Đặc biệt, chúng cho rằng tình trạng tham
nhũng, suy thoái của đội ngũ cán bộ đảng viên và việc đấu tranh phòng chống
tham nhũng, xử lý kỷ luật, khởi tố hình sự nhiều cán bộ cấp cao vừa qua là “dấu
hiệu cho sự suy thoái, sụp đổ của Đảng”.
Bên cạnh đó,
chúng sẽ tập trung bôi nhọ, hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của
Đảng và Nhà nước, đặc biệt là hoạt động phá hoại công tác cán bộ phục vụ Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Từ những “đại án” tham nhũng, các
thế lực thù địch chớp ngay cơ hội, tăng cường thông tin trên mạng xã hội, suy
luận vô căn cứ mối quan hệ giữa những đối tượng bị truy tố với các cán bộ cao
cấp của Đảng, từ đó ra sức công kích hòng làm giảm sút uy tín của Đảng, lung
lạc niềm tin của nhân dân đối với chế độ và hệ thống chính trị.
Cuối cùng, sau khi thực hiện thành công các phương
thức kể trên, các đối tượng xấu sẽ tiến hành phá hoại công tác nhân sự, tuyên
truyền, xuyên tạc về công tác chuẩn bị, nội dung, tính chất hoạt động bầu cử
trước thềm Đại hội Đảng. Gắn liền với đó, chúng chống phá công tác cán bộ, cho
rằng công tác cán bộ của Đảng ta là không dân chủ, thiếu minh bạch, làm theo
kiểu “áo gấm đi đêm”; việc quy hoạch, sắp xếp cán bộ là để “thanh trừng bè
phái”, “đấu đá nội bộ”… nhằm phá hoại an ninh chính trị nội bộ, phá hoại sự
kiện chính trị - xã hội quan trọng nhất của đất nước.
Một số biện pháp đấu tranh phòng, chống những quan điểm
sai trái, thù địch
Các cấp ủy
Đảng, chính quyền; các cơ quan, đơn vị các cấp cần bám sát các nghị quyết, chỉ
thị, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương trong việc
chuẩn bị đại hội Đảng các cấp, đặc biệt là Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày
22/10/2018 về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”; Chỉ thị số 35-CT/TW ngày
30/5/2019 của Bộ Chính trị “về Đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”; Quy định 205-QĐ/TW ngày 23/09/2019 về “kiểm
soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền”.
Tích cực, chủ
động nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm trạng trong cán bộ, đảng viên và quần
chúng nhân dân trước những âm mưu, ý đồ, phương thức, thủ đoạn hoạt động tuyên
truyền, xuyên tạc của các đối tượng chống phá. Đặc biệt, các tổ chức Đảng cần
kịp thời xử lý các tình huống xảy ra, không để bị động, bất ngờ; tập trung giải
quyết tốt những vấn đề bất cập, bức xúc xã hội, không để chúng lợi dụng kích
động khiếu kiện, biểu tình gây mất ổn định chính trị, chống phá Đảng.
Việc chuẩn bị
nhân sự, lựa chọn cán bộ là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ “then
chốt” của “then chốt”, có liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ, đến
hiệu quả của việc đấu tranh các quan điểm sai trái, thù địch. Vì vậy, ngay từ
khâu chuẩn bị các nội dung công tác phục vụ tổ chức Đại hội Đảng các cấp, đặc
biệt là Đại hội XIII của Đảng cần siết chặt việc bảo vệ an ninh chính trị nội
bộ các cơ quan Đảng, Nhà nước; chú trọng làm tốt công tác tổ chức cán bộ, rà
soát, lựa chọn, quy hoạch nhân sự bổ nhiệm tham gia cấp ủy các cấp đảm bảo
tuyệt đối an toàn, kỹ lưỡng về nhân thân, lai lịch, lịch sử chính trị… Việc lựa
chọn cán bộ phải được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán,
bảo đảm thật sự dân chủ, công tâm, thật sự trong sáng, khách quan; cách làm
phải thận trọng, làm từng khâu, từng công đoạn, theo một quy trình chặt chẽ,
làm đến đâu chắc đến đó; đồng thời cần tránh giản đơn, tùy tiện, vô nguyên tắc,
không để lọt vào bộ máy những người không đáp ứng tiêu chuẩn, không đủ đức đủ
tài dẫn đến hại nước hại dân.
Chủ động đấu
tranh, phản bác luận điệu xuyên tạc, thù địch, ngăn chặn hoạt động chống phá
Đảng, Nhà nước, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và nhân thân, lý lịch…
của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ cấp cao bằng các biện pháp như: Xây
dựng lực lượng chuyên gia, dư luận viên giỏi, chuyên sâu theo từng nhóm đối
tượng; nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận chưa rõ… Đặc biệt, cần tập
trung vạch trần bản chất sai trái trong luận điệu của đối tượng và vạch trần
bản chất của chính đối tượng.
Mặt khác, cần
tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng trên tinh thần đúng
người, đúng tội, Trong quá trình xử lý cần công khai, minh bạch, chú ý vai trò
“nêu gương” của người đứng đầu, bởi sự lành mạnh của đời sống đạo đức xã hội
phụ thuộc rất lớn vào sự nêu gương của người lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, đảng
viên, đồng thời cũng là điều kiện tiên quyết để loại bỏ dần những yếu tố, điều
kiện mà các đối tượng thường lợi dụng để chống phá. Đặc biệt, cần dám nhận rõ
những sai lầm, khuyết điểm để sửa chữa, khi kỷ luật cán bộ theo tinh thần nghiêm
minh, đúng tính chất lỗi phạm, không có vùng cấm.
Đặc biệt, cần
hoạch định đường lối, chính sách kinh tế - xã hội đúng đắn, tập trung chăm lo
đời sống nhân dân, triển khai có hiệu quả chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ
người dân, doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, đặc biệt là khó khăn do chịu
ảnh hưởng của đại dịch COVID-19… là giải pháp mấu chốt, bởi khi kinh tế phát
triển, xã hội ổn định, niềm tin của nhân dân sẽ tăng lên và đó là tiền đề để
hạn chế việc nảy sinh quan điểm sai trái, thù địch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét