Thế Thái
“Phi chính trị hóa” Quân đội là một âm mưu cực
kỳ nham hiểm, là một mũi nhọn trong tổng thể chiến lược “diễn biến hòa bình”
chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch. Thực chất đó là nhằm phá
hủy chính trị vô sản của Quân đội, là lái chính trị của quân đội ta trượt sang
chính trị khác - chính trị tư sản, làm cho Quân đội nhân dân Việt Nam không còn
là quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân nữa. Các thế lực thù địch chống phá quân đội một cách toàn diện cả về
chính trị, tư tưởng và tổ chức, từ những vấn đề cơ bản về chính trị, các vấn đề
bản chất giai cấp, hệ tư tưởng, sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước
đến những vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, về cơ cấu, biên chế tổ chức, công tác
cán bộ, về con người; từ những vấn đề về lịch sử đến những vấn đề trong hiện
tại và cả tương lai phát triển; từ những vấn đề về chính trị - tinh thần đến
những vấn đề về vũ khí trang bị, hiện đại hóa quân đội; từ các mối quan hệ cơ
bản của quân đội như quan hệ với Đảng, với Tổ quốc, với dân tộc, với Nhà nước,
với nhân dân, quan hệ quốc tế đến các vấn đề về bản chất, truyền thống của quân
đội ta, trong đó chống phá về chính trị là một nội dung cơ bản, cốt lõi xuyên
qua toàn bộ các vấn đề đó.
Âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa”
quân đội là đặc biệt nguy hiểm. Nếu chưa thể xóa bỏ được vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quân đội, thì cũng có thể làm cho một bộ phận
quân nhân hoài nghi, thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội,
dễ dẫn đến những biểu hiện xem nhẹ sự lãnh đạo của Đảng, nhất là đối với các tổ
chức đảng ở cơ sở. Luận điệu “Quân đội là của
quốc gia, dân tộc”, “chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và phục
vụ nhân dân” như là một yêu cầu, kiến nghị
tưởng là khách quan, "không chính trị”, không giai cấp, nhưng lại rất mang
đậm tính giai cấp, thực chất là nhằm lái chính trị của quân đội ta sang chính
trị tư sản, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quân
đội, dễ dẫn đến sự hoài nghi, thiếu tin tưởng trong cán bộ, chiến sĩ quân đội
ta đối với sự lãnh đạo của Đảng. Từ đó, lơ là, thiếu cảnh giác trước sự
chống phá của các thế lực thù địch. Trong thời kỳ mới, âm mưu, thủ đoạn “phi
chính trị hóa” quân đội ta của các thế lực thù địch không những được đẩy mạnh
ráo riết và tăng cường hơn, mà còn tinh vi, xảo quyệt, nham hiểm hơn. Chúng
không chỉ chọc vào những vấn đề cơ bản, cốt lõi của quân đội, mà còn chọc vào
những vấn đề tưởng chừng rất “đơn giản” như cơm áo, gạo tiền, đời sống quân
nhân; không những ảnh hưởng tiêu cực đến quân đội, mà còn tác động mạnh mẽ đến
cả xã hội; không những nguy hiểm hơn, mà còn khó nhận biết và khó đấu tranh
hơn.
Đảng ta coi đấu tranh phòng, chống âm
mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội ta của các thế lực thù địch là một
yêu cầu đặc biệt quan trọng của việc xây dựng
quân đội vững mạnh về chính trị. Mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau, nội dung,
yêu cầu nhiệm vụ xây dựng dựng quân
đội vững mạnh về chính trị có đặt ra khác nhau và các thế lực thù địch cũng
thực hiện nội dung, hình thức chống phá khác nhau. Vì thế, đấu tranh phòng,
chống âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội ta của các thế lực thù địch
trong xây dựng dựng quân đội vững mạnh
về chính trị trong các giai đoạn khác nhau, cũng đặt ra yêu cầu, nội dung và
biện pháp khác nhau.
Trong tình hình hiện nay, đấu tranh
phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù
địch cần chú ý thực hiện tốt một số vấn đề sau: Thứ nhất, cần nhận thức sâu sắc hơn về chính
trị của quân đội, làm cơ sở vững chắc cho đấu tranh phòng,
chống âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội ta của các thế lực thù địch. Thứ hai, quán triệt sâu sắc hơn nữa quan điểm của Đảng: tích cực,
chủ động tiến công. Phải kiên quyết khắc phục
mọi biểu hiện thụ động, bị động, hoặc chỉ hô hào chung chung, mà trên thực tế
không đấu tranh. Vạch rõ bản chất, thực chất phản động, phản khoa học và tính
chất nguy hiểm, những tác hại của âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội ta mà các thế lực thù địch
đang tiến hành. Cần tổ chức lực lượng đấu tranh có sự lãnh đạo, chỉ đạo
thống nhất, chặt chẽ; bồi dưỡng lực lượng trực tiếp tham gia đấu tranh cả về
phẩm chất chính trị, trình độ và năng lực, dũng khí đấu tranh; nâng cao tính
Đảng, tính chiến đấu, tính khoa học, sự nhạy bén và sắc sảo trong đấu tranh
phòng, chống âm mưu, thủ đoạn
“phi chính trị hóa” quân đội ta của các thế lực thù địch. Thứ
ba, tiếp tục đẩy
mạnh giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, giác ngộ mục
tiêu lý tưởng chiến đấu, xây dựng ý chí quyết tâm, rèn luyện phẩm chất đạo đức
cách mạng cho mọi quân nhân, tạo ra sự “miễn dịch” cần thiết, tăng sức “đề
kháng” để ngăn chặn, loại trừ sự thẩm thấu và xâm nhập của các luận điệu “phi
chính trị hóa” quân đội ta của các thế lực thù địch. Thứ
tư, đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp xây
dựng quân đội, đảm bảo quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, Nhà
nước và nhân dân, có đủ sức mạnh hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, có đủ khả
năng hoàn thành xuất sắc phận sự trung thành trong mọi hoàn cảnh, mọi tình
huống. Dù các thế lực thù địch có chống phá quyệt liệt; âm mưu, thủ đoạn “phi
chính trị hóa” quân đội ta có thâm độc và tinh vi như thế nào chăng nữa, thì
chúng sẽ bị thất bại nếu chúng ta mạnh lên, nếu quân đội ta thực sự vững mạnh
về chính trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét