Thuy Linh
Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 là một trang sử hào hùng, mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh
chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Đó cũng là thắng lợi của chủ nghĩa Mác -
Lênin ở một nước
thuộc địa, nửa phong kiến, là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi
đầu tiên trong thế kỷ XX, đã làm rung chuyển
toàn bộ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, đế quốc ở các châu lục. Giá
trị và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là vô cùng to lớn, ảnh
hưởng của nó ngày
càng sâu rộng và được tất cả những người có lương tri trong nước và trên thế giới
thừa nhận.
Thực tiễn lịch sử
cho thấy, ngay sau khi thành lập, Đảng ta đã lĩnh hội sứ mệnh lịch sử trước dân
tộc với việc phát động, lãnh đạo cao trào cách mạng 1930 - 1931 và 1936 - 1939.
Đó là hai cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành
chính quyền tháng Tám năm 1945. Tháng 9 năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai
nổ ra, thực dân Pháp thực hiện chính sách thống trị tàn bạo ở Đông Dương. Tình
hình thế giới và Đông Dương biến chuyển căn bản. Đảng ta chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và phát động cao trào
đấu tranh mới tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Tháng 5 năm 1941, Hội nghị
lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa I) đã xác định: “Trong lúc này
nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự
do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi
kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại
được”1. Hội nghị đã phát động cao trào cách mạng giải phóng dân tộc.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, phát xít Nhật tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền
Pháp. Ngay sau đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra bản Chỉ thị Nhật -
Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. Hội nghị quyết định phát động
cao trào chống Nhật, cứu nước trong toàn quốc, làm tiền đề cho cuộc tổng khởi
nghĩa. Cả dân tộc ta gấp rút chủ động chuẩn bị những công việc để tạo và đón lấy
thời cơ tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Trước tình
hình thế giới biến chuyển nhanh chóng có lợi cho cách mạng, Trung ương Đảng đứng
đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị toàn quốc, nhận
định điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi và cử ra Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc.
Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Quốc dân Đại hội họp và quyết định thành lập Ủy
ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do lãnh tụ
Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngay trong ngày 16 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc
ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”2.
Cả dân tộc Việt Nam, với quyết tâm “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải
kiên quyết giành cho được độc lập”, đã nhất tề vùng lên. Chỉ trong vòng chưa đầy
nửa tháng, cuộc tổng khởi nghĩa của nhân dân ta đã thành công, lật đổ bộ máy thống
trị phát xít cùng triều đình phong kiến, thiết lập chính quyền cách mạng trên cả
nước. Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường
Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập,
tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, mở đầu một chế độ mới, là chặng
đầu con đường phát triển của dân tộc trong kỷ nguyên mới.
Như vậy, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu
tranh dân tộc lâu dài, đầy hy sinh, gian khổ của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo
sáng suốt, tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc cách mạng vĩ đại
đó đã chấm dứt hoàn toàn chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước
ta; đồng thời, cứu dân tộc ta thoát khỏi thảm cảnh “một cổ hai tròng” áp bức
bóc lột của chủ nghĩa thực dân Pháp và phát xít Nhật. Sự kiện “long trời, lở đất”
đó khiến cho Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam
phải ngỡ ngàng thốt lên rằng: “Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một
nước thuộc địa”.
Vì vậy, quan điểm
của một số nhà sử gia phương Tây lâu nay vẫn rêu rao rằng, thắng lợi của cuộc
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là “sự ăn may của cộng sản Việt Minh”,
là quan điểm phi lý, xuyên tạc lịch sử.
Họ đứng trên quan điểm của giai cấp tư sản, cho nên không dễ gì thừa nhận
một nhà nước tư bản chủ nghĩa với sức mạnh kinh tế, quân sự vượt trội như nước
Pháp đương thời, lại chịu thất bại thảm bại ở một nước thuộc địa nhỏ yếu, mà ở
đó chế độ thực dân đã ăn sâu, bám rễ gần một thế kỷ. Họ phủ nhận sức mạnh của
khối đại đoàn kết dân tộc được tập hợp trong Mặt trận Việt Minh, dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, chính là một
trong những nguyên nhân quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Các nhà sử gia phương Tây lâu nay vẫn tìm mọi cách phủ bác vai trò lãnh đạo của
Đảng ta với đường lối, quan điểm tự lực, tự cường, “đem sức ta để giải phóng
cho ta”, để từ đó cố tình bám giữ và cổ súy cho luận điệu “Việt Minh nhanh
tay cướp lấy thành quả của Đồng minh chống phát xít” trước khi lực lượng Đồng
minh tiến vào giải giáp quân phát xít Nhật ở Đông Dương. Tung ra luận điệu đó,
nhưng họ lại né tránh sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng ta với nghệ thuật
nắm và xử lý thời cơ cách mạng (điều mà không phải quốc gia, dân tộc nào trên
thế giới cũng làm được). Cần phải nêu rõ, các cuộc cách mạng trên thế giới từ
trước tới nay muốn giành được thắng lợi phải có thời cơ, phải chuẩn bị đầy đủ lực
lượng và biết nắm giữ thời cơ. Bởi thời cơ là nhân tố khách quan diễn ra trong
một khoảng thời gian lịch sử nhất định. Thời cơ cách mạng càng quý và rất hiếm
khi xảy ra. Khi đã có thời cơ chín muồi nhưng nếu lực lượng lãnh đạo cách mạng
chưa sẵn sàng để nắm bắt, thì thời cơ sẽ nhanh chóng qua đi. Trong bối cảnh tình
hình thế giới biến chuyển nhanh chóng có lợi cho cách mạng, phát xít Nhật đầu
hàng quân Đồng minh, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thời cơ “ngàn năm
có một” đến với dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng
sáng suốt, nhạy bén chớp lấy thời cơ một cách mau lẹ, khôn khéo để lãnh đạo
toàn dân, với lực lượng vũ trang làm nòng cốt, đứng lên tiến hành cuộc Tổng khởi
nghĩa Tháng Tám năm 1945 thắng lợi. Đó là sự thật lịch sử, hoàn toàn không phải
“sự ăn may”, càng không phải “Việt Minh nhanh tay cướp lấy thành quả của Đồng
minh chống phát xít” trước khi lực lượng Đồng minh tiến vào giải giáp quân phát
xít Nhật ở Đông Dương, như sự rêu rao lâu nay của một số nhà sử gia tư sản
phương Tây.
Đối với những người thâm thù cách mạng, cơ hội chính trị
cố tình xuyên tạc, phủ nhận mọi thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945
khi vu cáo Đảng ta lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc cách mạng chuyên chính vô sản
mà không xin “chính quốc” rủ lòng thương trao trả độc lập, cho nên là nguyên
nhân dẫn đến hai cuộc chiến tranh “hao người, tốn của”, kéo lùi sự phát triển của
đất nước hàng chục năm (!). Thực chất đó cũng là một thủ đoạn xuyên tạc, bôi nhọ
lịch sử, đổi trắng thay đen, phá hoại về tư tưởng và đại đoàn kết dân tộc, hòng
gây mất lòng tin của các thế hệ đối với truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng
ta, của dân tộc Việt Nam. Họ đã vu cáo cả một dân tộc, phỉ báng cả quê hương, đất
nước, cả biết bao anh hùng, liệt sĩ đã không tiếc máu xương để giành và giữ vững
nền độc lập của Tổ quốc. Họ cam tâm đứng về phía các thế lực thù địch ra sức “bắn
đại bác vào quá khứ” một cách bỉ ổi; cuồng nhiệt cổ súy cho mọi quan điểm, luận
điểm chống đối Đảng, Nhà nước, nhân dân, nơi đã sinh ra, nuôi dưỡng họ trưởng
thành.
Giọng điệu của những
người thâm thù cách mạng, cơ hội chính trị chẳng lừa bịp được ai, họa chăng chỉ
có số ít người nhẹ dạ cả tin, thiếu cảnh giác và thiếu vững vàng về tư tưởng,
chính trị dao động, hùa theo mà thôi. Dù vậy, những luận điệu xuyên tạc, phỉ
báng lịch sử của những người chống đối cách mạng “nhai đi nhai lại” cũng là một
luồng thông tin độc hại đối với xã hội và trở thành mảnh đất mầu mỡ để các thế
lực thù địch thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta trong chiến lược
“diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam của chúng. Những ai cố tình
quay lưng, ngoảnh mặt, tiếp tục “bắn” vào quá khứ hào hùng của dân tộc trong thời
đại Hồ Chí Minh, ắt “gieo gió phải gặp bão”. Một câu châm ngôn rằng, “Nếu ai
bắn vào quá khứ bằng súng lục, tương lai sẽ bắn vào họ bằng đại bác”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét