Vận dụng quan điểm “đối tác, đối
tượng” là nhằm không ngừng tăng cường đoàn kết, mở rộng quan hệ hợp tác hữu
nghị với bạn bè quốc tế góp phần xây dựng đất nước giầu mạnh và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc. Hiện nay, trong quá trình hội nhập mở cửa, một số công dân còn có
biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác và cho rằng
tình hình hiện nay không có địch hay không có ai chống phá ta cả vì chúng ta đã
tuyên bố Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm
trong cộng đồng quốc tế, do vậy các nước đều là bạn của Việt Nam, nên trong
quan hệ, trong giao tiếp đều coi tất cả là người tốt, đều là bạn. Đây là nhận thức hết sức mơ hồ, mất cảnh giác, dễ
bị các thế lực thù địch lợi dụng.
Vậy làm thế nào để nhận rõ, sâu sắc
hơn về “đối tác, đối tượng” của cách mạng? là công dân của đất nước, cần bám
sát đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là: Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết
lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam thì đều là
đối tác của chúng ta. Bất kỳ thế lực nào có âm mưu, hành động chống phá mục
tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta thì đều là đối tượng để đấu tranh.
Quan điểm trên phù hợp với yêu cầu về xây dựng và bảo vệ đất nước của chúng
ta hiện nay. Nó giúp chúng ta xác định ai là bạn ở phương diện “đối tác” và đấu
tranh với ai ở phương diện là “đối tượng”.
Trong bối cảnh
mới, mỗi công dân Việt Nam cần có cách nhìn biện chứng: Trong mỗi đối tượng vẫn
có mặt cần tranh thủ hợp tác, trong mỗi đối tác có mặt mâu thuẫn với lợi ích
của ta, ta cần phải đấu tranh. Nghĩa là, trong
khi mở rộng quan hệ hợp tác với “đối tác” ta cần nêu cao tinh thần cảnh giác
phát hiện các mâu thuẫn có thể nảy sinh để kịp thời đấu tranh. Đồng thời, trong
đấu tranh với “đối tượng” không có nghĩa là phân tuyến đối đầu mà cần tranh thủ
mọi cơ hội tìm hiểu, tạo lòng tin để đi đến “tôn trọng độc lập, chủ quyền” của nhau mà mở rộng hợp tác
bình đẳng cùng có lợi. Mục tiêu cơ bản lâu dài trong nhận thức và vận dụng quan
điểm “đối tác, đối tượng” là nhằm không ngừng tăng cường đoàn kết, mở rộng quan
hệ hợp tác hữu nghị với bạn bè quốc tế, ổn định, phồn vinh trong khu vực.
Trong từng lĩnh vực, khu vực, từng thời điểm
cụ thể có thể có những mặt đối tượng, đối tác đan xen. Chúng ta cũng cần khắc
phục 2 khuynh hướng, đó là: Khuynh hướng mơ
hồ, mất cảnh giác (cho rằng tình hình hiện nay không có địch hay ai chống phá
ta cả vì ta đã tuyên bố Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, nên các nước đều là bạn của Việt Nam,
không có địch, nên trong quan hệ, trong giao tiếp đều coi tất cả là người tốt,
đều là bạn… dễ dẫn đến mất cảnh giác, mất an toàn trong giao tiếp, làm ăn với
người nước ngoài, bị địch lợi dụng cài cắm, móc nối, lôi kéo…hoặc khuynh hướng
quá cứng nhắc coi chỗ nào cũng là địch (cứ thấy người nước ngoài, người Phương
Tây là đều nghi ngờ hết, khuynh hướng này không đúng với quan điểm của Đảng và
Bác Hồ về ngoại giao, tập hợp lực lượng, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế,
tranh thủ lực lượng, thêm bạn bớt thù, phân hóa kẻ thù…
Chúng ta cần hiểu rằng: đối tượng và đối tác có thể thay đổi tính chất,
có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều kiện, không gian và thời gian của
những quan hệ nhất định. Trong xem xét, đánh giá đối tác, đối tượng phải biết phân tích, nắm vững bước chuyển hoá
đó để có đối sách phù hợp. Cần tránh giáo điều, máy móc hay tuỳ tiện, vô nguyên
tắc trong xử lý vấn đề đối tác và đối tượng. Phải biết tranh thủ khai thác mặt
đối tác, nhưng cũng luôn phải cảnh giác, đấu tranh với mặt đối tượng trong quan
hệ với các chủ thể.
Ví dụ: Quân đội Mỹ là đối
tượng tác chiến của Quân đội ta, nhưng chúng ta cần phải hợp tác với quân đội
Mỹ để tìm kiếm những người bị mất tích trong chiến tranh; phối hợp các lực
lượng trong tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; khắc phục hậu quả chiến tranh để
lại... Chúng ta kêu gọi các công ty nước ngoài vào đầu tư ở Việt Nam, nhưng
chúng ta kiên quyết đấu tranh với hành động của những kẻ lợi dụng đầu tư vào
Việt Nam để chống phá cách mạng.
Do vậy, mỗi người công dân Việt Nam cần có trách nhiệm đóng góp sức mình
trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc góp phần giữ môi trường hòa bình, ổn
định. Tích cực chủ động đấu tranh và nhận diện với những biểu hiện của giặc
“nội xâm”. Cảnh giác nhận rõ âm mưu của các thế lực thù địch, không mơ hồ mất
cảnh giác, nhận rõ đâu là đối tác, đối tượng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, đặc biệt trong các hoạt động đối ngoại và giải quyết tranh chấp chủ
quyền trên biên giới và biển, đảo quê hương.
Giang Thái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét