Những năm gần đây, có nhiều phong trào kêu gọi người dân bằng những mỹ
từ đẹp đẽ như: Hãy bảo vệ màu xanh đất Việt, hãy chung tay bảo vệ môi trường,
hãy bảo vệ động vật hoang dã, đấu tranh vì thành phố văn minh, hãy loại bỏ các
dự án “ăn cả vào tương lai”… Từ đó, nhiều người dân bị cuốn theo, tham gia tụ
tập, ghi chữ ký, tâm thư, tuần hành những tưởng đòi quyền lợi cho mình. Nhiều
sự việc phải qua một thời gian dài mới lộ ra, đó chỉ là những chiêu trò mà các
thế lực thù địch triệt để lợi dụng để xuyên tạc, kích động, chống phá Đảng, Nhà
nước Việt Nam thông qua các tổ chức xã hội dân sự một cách rất tinh vi với mư
đồ lái những hoạt động “cách mạng cây”, “cách mạng cá” … đến “cách mạng màu”.
Trong các tài liệu phản động để tập huấn cho các “nhà lãnh đạo trẻ” của
những tổ chức xã hội dân sự này mà cơ quan chức năng thu được đã công khai nêu
những cách thức hoạt động trên dựa theo mô hình cách mạng sắc màu để lật đổ chế
độ xã hội chủ nghĩa. Họ áp dụng những “chiến lược đấu tranh bất bạo động”, mượn
những hoạt động dân sự ôn hòa và hợp pháp, như: bảo vệ môi trường, thiện nguyện
hay biểu diễn nhạc... để lôi kéo đám đông. Mỗi lần chính quyền xử lý các hoạt
động như vậy, chúng sẽ khiến dân chúng và quốc tế có thiện cảm với phong trào
đối lập, vì nghĩ rằng các nhà đối lập vô tội và bị xử oan. Còn nếu chính quyền
không xử lý thì các nhóm đối lập sẽ có đủ thời gian để xây dựng lực lượng và uy
tín thông qua những hoạt động dân sự tưởng chừng vô hại đó. Khi đã có lực
lượng, mối quan hệ và lôi kéo được cảm tình của đám đông, các nhóm đối lập sẽ
phát động cách mạng đường phố để lật đổ chính quyền. Chiến lược này đã được sử
dụng lặp đi lặp lại trong cuộc "cách mạng màu", "mùa xuân
Ả-rập" như đã diễn ra ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Chúng luôn núp dưới cái bóng vì tương lai, vì sự phát triển của dân tộc
nhưng thực tế những hoạt động đó chỉ nhằm mục tiêu phá hoại, chọc gậy, ném đất
đá vào bánh xe phát triển của đất nước. Đôi khi, một hạt cát có thể làm hỏng
một cỗ máy, một trào lưu núp bóng dân sinh có thể tạo ra những đám cháy nguy
hiểm, đe dọa an ninh chính trị của đất nước.
Vì thế, đã đến lúc các cơ quan chức năng phải vào cuộc, xử lý nghiêm
minh, ngăn chặn không để hình thành cái gọi là “cách mạng cây”, “cách mạng cá”,
“cách mạng voọc”. Phải sớm xử lý các trang mạng xã hội chuyên kích động, tập
hợp lực lượng và tổ chức các cuộc tụ tập, biểu tình như đã xảy ra ở Hà Nội, Hà
Tĩnh, Bình Thuận… Bài học từ các vụ tụ tập, biểu tình phản đối thay thế cây
xanh ở Hà Nội cho thấy, có nguyên cớ ban đầu từ một số
trang facebook kêu gọi, kích động người dân. Vì thế, cần sớm tìm ra
những đối tượng cầm đầu, điều hành những fanpage, phối hợp với các cơ quan
quản lý mạng xã hội để xử lý. Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm tốt
công tác quản lý, phối hợp với Facebook bóc gỡ nhiều trang mạng có nội dung
chống phá Đảng, Nhà nước.
Đối với chính quyền các địa phương, phải nâng cao hiệu quả, hiệu lực
lãnh đạo, quản lý; khắc phục triệt để những hạn chế, bất cập, khuyết điểm trong
quản lý KT-XH, giải quyết thỏa đáng những vướng mắc, mâu thuẫn ở cơ sở, không
để kẽ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng, bóp méo, chống phá.
Đối với người dân, cần nêu cao tinh thần cảnh giác trước những lời kêu
gọi đấu tranh vì môi trường, vì dân sinh, dân chủ. Đấu tranh vì quyền lợi chính
đáng là cần thiết nhưng trước hết phải đúng pháp luật và phải dựa vào pháp
luật, dựa vào các cơ quan bảo vệ pháp luật, không nên chủ quan, thiếu suy nghĩ
để vô hình trung tiếp tay cho các thế lực phản động phá hoại môi trường hòa
bình, ổn định để phát triển đất nước.
Các thế lực thù địch, phản động thường lợi dụng các sự việc nhạy cảm để kích đông người dân xuống đường biểu tình, chống phá đất nước; chúng ta phải đề cao cảnh giác
Trả lờiXóaMọi sự kiện nổi bật đều bị bọn phản động lợi dụng để xuyên tạc, bịa đặt; gây tâm lý hoài nghi, gây mất ổn định về an ninh chính trị. Chúng ta phải hết sức tỉnh táo trước luận điệu sai trái của kẻ thù.
Trả lờiXóa