LuuBui.com
Tham nhũng, lãng phí đang là một vấn nạn chung của toàn cầu,
của các quốc gia - dân tộc trên thế giới. Ở nước ta, với sự quyết tâm, nỗ lực của
các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và cả hệ thống chính trị công tác
phòng chống tham nhũng, lãng phí đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức,
hành động và đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu nhất là trong phòng
ngừa, công khai minh bạch hóa, cải cách thủ tục hành chính, quản lý tài sản
công.
Trên một số lĩnh vực, tham nhũng, lãng phí từng bước được đẩy lùi, kiềm
chế nâng cao niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà
nước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, con đường mà Đảng, Bác Hồ, nhân
dân ta lựa chọn phù hợp với xu thế khách quan của thời đại phấn đấu vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để phòng, chống tệ nạn này,
Đảng, Nhà nước ta có quyết tâm chính trị rất cao, triển khai quyết liệt, toàn
diện, triệt để, đảm bảo cho Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 đi vào đời sống
xã hội, góp phần cảnh tỉnh, răn đe, loại dần tệ nạn này.
Tuy nhiên, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí vẫn
chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng,
lãng phí. Vấn đề này vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp,
xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, nhất là trong lĩnh vực quản
lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý ngân
sách, quản lý sử dụng vốn..., gây bức súc trong xã hội và là thách thức lớn đối
với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém là cấp ủy, tổ
chức đảng, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa thực hiện
tốt chức trách, nhiệm vụ trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống tham
nhũng. Bên cạnh đó, vai trò của nhiều chi bộ, tổ chức cơ sở Đảng còn mờ nhạt, một
số cán bộ, đảng viên chủ trì còn chưa nêu gương về đạo đức, lối sống giảm sút,
giảm sức chiến đấu, thiếu kiên quyết trong phòng, chống tham nhũng.
Việc chống tham nhũng ở Việt Nam đã và đang được dư luận
trong và ngoài nước hết sức đồng tình ủng hộ. Song trớ trêu thay, các thế lực
thù địch và phần tử cơ hội không thấy rõ điều đó, mà còn lợi dụng vấn đề này để
chống phá sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước, của nhân dân ta. Trước đây
chúng rêu rao, tuyên truyền luận điệu phê phán tham nhũng, cho rằng Việt Nam
không chống được tham nhũng, thì nay trước quyết tâm và thành tựu chống tham
nhũng ở Việt Nam chúng lại đưa ra những luận điệu xuyên tạc cuộc đấu tranh chống
tham nhũng. Trong nhiều bài viết trên blog cá nhân, trang mạng xã hội các thế lực
thù địch dựng đứng lên câu chuyện đấu đá nội bộ, phe nhóm trong Đảng Cộng sản
Việt Nam, bôi nhọ hay lên án lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, làm sai lệch
thông tin về các vụ án chống tham nhũng, lồng ghép ý kiến cá nhân của mình vào
các bài viết đó…, để câu kéo người đọc, tạo sự chú ý của dư luận, nhằm đánh
bóng cá nhân và sự hiểu nhầm đối với một bộ phận thiếu hiểu biết trong nhân dân.
Sự xuyên tạc không dừng lại ở đó, để cho ly kỳ, hấp dẫn hơn, chúng còn bịa ra
những lực lượng, cá nhân được hưởng lợi từ sự đấu đá nội bộ trong Đảng Cộng sản
Việt Nam. Sự bịa ra những lực lượng, cá nhân này cũng không nằm ngoài âm mưu,
thủ đoạn chia rẽ nội bộ, làm giảm sút lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước
ta.
Thời gian qua, các sai phạm của hàng loạt cán bộ các cấp; nhất là các sai phạm về tham nhũng đã được đưa ra ánh sáng; điều đó đã củng cố được niềm tin của nhân dân vào Đảng; hy vọng tới đây tội phạm tham nhũng sẽ bị đẩy lùi.
Trả lờiXóa