Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU ĐÒI ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG



                                                                    NgocBinh.com
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII dự kiến sẽ được tiến hành vào tháng 1/2021, thời điểm kỷ niệm 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 10 năm Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng (2030), 100 năm Ngày thành lập Nước (2045). Đại hội XIII sẽ đánh một dấu mốc quan trọng, có ý nghĩa định hướng tương lai, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Để Đại hội diễn ra và thành công tốt đẹp, một trong những nội dung quan trọng được tiến hành tại Đại hội đó là việc thông qua các văn kiện. Việc chuẩn bị các văn kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, bảo đảm sự thành công của Đại hội.
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng, hiện nay dự thảo các văn kiện đã được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân để mọi công dân đóng góp kiến xây dựng văn kiện. Lợi dụng việc lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân vào dự thảo các văn kiện tại Đại hội XIII của Đảng, các thế lực phản động đã đẩy mạnh chống phá các quan điểm đường lối của Đảng. Chúng cho rằng: Không thể chống tham nhũng, minh bạch trong một hệ thống độc tài đảng trị. Không thể chống tham nhũng khi thiếu đi một thể chế dân chủ, đa nguyên, đa đảng đối lập...”. Đó là những luận điệu xuyên tạc của các lực lượng phản động, bất mãn chính trị đang rêu rao trên mạng xã hội, với mưu toan xóa bỏ vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định trong Điều 4 - Hiến pháp 2013; đề cao dân chủ theo kiểu phương Tây.
Chúng ta biết rằng, đa nguyên chính trị là khuynh hướng xã hội học - triết học, xuất phát từ học thuyết tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm, các đảng phái và các tổ chức chính trị khác nhau trong xã hội, xuất hiện lần đầu tiên vào đầu thế kỉ 18, khi giai cấp tư sản còn là giai cấp tiến bộ. Tuy nhiên, khi các tổ chức độc quyền tư bản xuất hiện, thì đa nguyên chính trị mất dần ý nghĩa ban đầu, trở thành thủ đoạn để điều chỉnh lợi ích trên nguyên tắc cạnh tranh giữa các nhóm, các tổ chức độc quyền tư bản có lực lượng ngang bằng nhau và là bình phong "dân chủ" che đậy sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội do các tổ chức độc quyền tư bản lũng đoạn.
Hãy xem thực tế một số nước tư bản hiện nay, nhất là nước Mỹ với sự tồn tại của hơn 100 đảng, nhưng chỉ có hai đảng (Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà) thay nhau cầm quyền. Tuy bề ngoài là chế độ đa đảng đối lập, nhưng xét về bản chất chỉ là một đảng - đảng của giai cấp tư sản. Vì thế, dù Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hoà nắm quyền, cũng đều là đảng của giai cấp tư sản, đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản; dân chủ ở Mỹ chỉ dành cho một bộ phận thiểu số, một số ít người trong xã hội.
Ngược lại, ở Việt Nam, thực hiện chế độ một đảng cũng không triệt tiêu dân chủ. Bởi vì, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc; được xây dựng, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Mặt khác, trong quá trình xác định đường lối, chủ trương chính sách, Đảng đều lấy ý kiến phản biện, đóng góp dân chủ rộng rãi của mọi tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân. Việc còn để xảy ra tình trạng thiếu dân chủ ở chỗ này, chỗ khác đó chỉ là những hạn chế, thiếu sót cụ thể trong quá trình thực hiện dân chủ, chứ không phải là vấn đề thuộc về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam, của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và những thành tựu to lớn của hơn ba mươi năm đổi mới đất nước đã chứng tỏ rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ có khả năng lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành đấu tranh giành độc lập dân tộc, mà còn có khả năng lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước trên con đường đi tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Chính thực tiễn này đã khẳng định, ở Việt Nam hiện nay không cần đa đảng.


1 nhận xét:

  1. Hiện nay, các thế lực thù địch không từ thủ đoạn nào để chống phá sự nghiệp cách mạng, chống phá Đảng, Nhà nước ta; dã tâm của chúng là không thay đổi. Do đó, cần phải nhận diện được âm mưu, thủ đoạn của chúng để phòng ngừa.

    Trả lờiXóa