Tình hình chiến sự thông tin
mạng internet đang diễn ra phức tạp, không đơn giản chỉ là xem tin tức hay giải
trí... Đặc biệt, âm mưu chống phá Nhà Nước trên mạng xã hội (facebook) diễn ra
ngày càng phức tạp. Các thế lực thù địch ban đầu tập trung tấn công vào tâm lý
đám đông và dư luận, gây bất mãn trong quần chúng nhân dân nhằm kích động nổi
loạn, bạo động, gây mất an ninh trật tự xã hội và lật đổ chính quyền. Thậm chí
chúng tạo lý do liên quan đến nhân quyền, tự do tôn giáo để kêu gọi sự can
thiệp của quân đội các nước khác, để giành chính quyền...Một số vụ điển hình
gần đây như gây rối BOT Cai Lậy, biểu tình giáo dân ở Nghệ An, vụ Đồng Tâm,...
đều có các đối tượng đầu sỏ bên trong kích động. Các đối tượng này lợi dụng
việc yếu kém trong công tác quản lý nhà nước ở một số khâu, lĩnh vực. Từ đó
chúng quy chụp nói xấu chính quyền và xuyên tạc chủ trương đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước.
Nhiều đối tượng nguy hiểm đã được đồng bọn đón sang
nước ngoài để đào tạo.
Vì vậy, khi dùng mạng xã hội cần lưu ý:
1. Người nổi tiếng chưa chắc
nói gì cũng đúng. Giả mạo người nổi tiếng là một chiêu thức mà bọn phản động
thường dùng. Nhiều câu nói của lãnh đạo các cấp bị cắt ghép, không nằm trong
ngữ cảnh nói, không được kiểm chứng và được tung lên với mục đích xấu, xuyên
tạc...
2. Thông tin được chia sẻ
nhiều chưa chắc là thật. Hãy tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra nhận định hay chia
sẻ.
3. Cái xấu bao giờ cũng lan
truyền nhanh hơn cái tốt.
4. Các thông tin xuyên tạc
nguy hiểm bao giờ cũng ẩn mình một cách kín đáo và khéo léo trong các vấn đề xã
hội nhạy cảm, dễ gây bức xúc.
5. Cảnh giác cao độ, đừng quá
cả tin. Hình ảnh, video hoàn toàn có thể làm giả... Hòa bình - thiêng liêng và
cao cả lắm.
ĐNH
Hiện nay, các thế lực thù địch không từ một thủ đoạn nào để chống phá sự nghiệp cách mạng, chống phá Đảng, chống phá chế độ ta; dã tâm của họ là không thay đổi. Do đó, cần nhận diện những âm mưu, thủ đoạn của chúng để phòng ngừa.
Trả lờiXóa