Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

NHỮNG KẺ BÁN NƯỚC KHÔNG THỂ ĐI DẠY DỖ LÒNG YÊU NƯỚC


Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid 19, một lần nữa, chúng ta lại thấy tinh thần đó sục sôi, với sự chung sức, chung lòng của cả hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân cả nước. Ấy vậy mà, đâu đó, vẫn có những kẻ lòng lang, dạ thú, nhân cơ hội, ra sức tuyên truyền chống phá đất nước. Liệu có phải, khi mà lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ được nâng cao, thì cũng là lúc các thế lực thù địch hoang mang, lo lắng cho âm mưu, thủ đoạn hạ bệ Đảng Cộng sản Việt Nam bất thành?

Trên trang fanpage của tổ chức khủng bố Việt Tân và một số trang mạng phản động khác, không khó để người ta có thể tìm thấy những bài viết dạng “thắp lửa yêu nước trong dân” hoặc “yêu nước không phải là yêu đảng”  … Ở đó, chúng rêu rao rằng: “Tổ quốc là mãi mãi, thể chế chính trị là nhất thời”, “giáo dục XHCN là nền giáo dục nhằm mục đích tạo ra những kẻ ngu trung phục vụ chế độ”, “ĐCS tạo ra những con robot yêu nước”…  Tiêu biểu trong đó có bài viết của Đỗ Ngà đăng trên trang badamxoe ngày 13/4/2020.
Tựu chung lại, theo những kẻ đang rao giảng về lòng yêu nước đó thì yêu nước chỉ có hai xu thế: một là dạng phê phán, chống đối thể chế chính trị đương thời; hai là yêu nước lệch lạc, kiểu “ngu trung” không biết phân biệt tốt hay xấu, là dạng “yêu nước – yêu thể chế chính trị”. Như vậy, trong tư duy của những kẻ đó thì yêu nước mặc nhiên gắn với trạng thái “yêu” hoặc “ghét” chế độ. Vậy tại sao, Đỗ Ngà, Đồ Hiếm, mẹ Nấm… cùng hàng loạt tên tuổi khác lại nói “yêu nước không phải là yêu đảng”, “yêu nước không phải là yêu chế độ”… Liệu có phải họ đang tự mâu thuẫn khi nói “không thể đánh đồng yêu nước với yêu chế độ” nhưng rồi chính họ lại khẳng định yêu nước chỉ có thể là đồng tình hoặc chống đối lại thể chế chính trị đương thời? Có sự nhầm lẫn hay nhập nhằng gì ở đây?
Xin khẳng định là không! Những kẻ bán nước đó không hề nhầm lẫn. Bởi hơn ai hết, chính chúng là những kẻ đã và đang ra sức bảo vệ cho cái hồn ma ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn. Khoác lên mình những bộ cánh đẹp đẽ về “dân chủ”, “nhân quyền”, mục đích những việc làm của họ không gì khác là nhằm bảo vệ cái chế độ tay sai, mà nhờ nó, họ có được của cải, tiền bạc, địa vị, bất chấp những thứ đó có được là nhờ vào việc áp bức, nô dịch chính đồng bào của mình. Với họ, “yêu nước” phải là thâm thù chế độ Cộng sản - chế độ đã cùng toàn dân đạp tan những xiềng xích nô dịch mà đế quốc, tay sai áp lên tròng cổ của nhân dân ta trong lịch sử bao năm qua.
Yêu nước, thương nòi là truyền thống vốn có lâu đời nhất của xã hội loài người. Ai cũng sinh ra trong một gia đình, dòng tộc, bộ tộc, quốc gia nhất định. Quá trình lao động, sản xuất duy trì sự sống, cải thiện cuộc sống mỗi con người đều gắn liền với một hoàn cảnh cụ thể của không gian và thời gian. Trong hoàn cảnh đó, tình yêu của con người đối với thế giới hiện thực được hình thành và lớn lên, trong đó tình yêu Tổ quốc là tình cảm thiêng liêng nhất, hệ trọng nhất. Tuy nhiên, yêu nước bao giờ cũng khó định nghĩa vì “nước” và “yêu” đều là hai khái niệm có phạm trù rất rộng, mỗi người sẽ có cách hiểu khác nhau. Nói như trong văn học, “tình yêu không có lỗi”. Đúng vậy! yêu ai, yêu như thế nào là quyền của mỗi người, nhưng tiếp cận “yêu nước” theo cách mà “những người yêu nước” cùng một giuộc với Đỗ Ngà quan niệm thì ắt ta bắt buộc phải lựa chọn giữa “yêu” hoặc “ghét” cái thể chế chính trị của quốc gia, dân tộc đó. Và như vậy, giữa “yêu” cái chế độ ngụy tặc, cõng rắn cắn gà nhà đã bị đánh cho tan tác vào mùa Xuân năm 1975, với “yêu” một chế độ mà suốt từ khi ra đời luôn vì độc lập tự do, vì cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân, cái nào nên và cái nào không nên? Thật quá rõ ràng!
Mấy năm trước, tôi có tình cờ đọc được trên mạng bức tâm thư của một thanh niên Việt Nam đang lao động và học tập tại Nhật Bản gửi tới tổ chức khủng bố Việt Tân. Nội dung của bài viết có thể tóm gọn ở 2 nội dung: một là bày tỏ những tình cảm, sự biết ơn sâu sắc của hầu hết thế hệ thanh niên Việt Nam dành cho các thế hệ Cha Ông đi trước đã hy sinh để thống nhất non sông, đất nước, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng tuyệt đối vào chế độ XHCN và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; hai là, bày tỏ thái độ phản đối của thanh niên Việt Nam hiện nay với những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch với đại ý: những kẻ bán nước thì không thể dạy cho nhân dân Việt Nam phải yêu nước như thế nào, càng không thể dạy cho những người đã phải đổ bao xương máu để giành độc lập, thống nhất cho Tổ quốc phải làm gì để bảo vệ đất nước thân yêu này. Xin trích lại một câu trong bài viết của người thanh niên đó thay cho lời kết: “Chúng tôi, những người Việt Nam yêu nước, những người Việt Cộng yêu Tổ quốc, thương giống nòi, tự biết phải làm gì để thay đổi những cái chưa tốt, phát huy những cái tốt ở Quê hương chúng tôi. Chúng tôi không có cái khoái cảm đặc biệt khi làm tay sai cho ngoại bang như các bạn, nên các bạn đừng phiền công cuộc xây dựng, đổi mới của Đất nước chúng tôi nữa nhé”./.
                   Tuệ Nhẫn

3 nhận xét:

  1. Khi Việt Nam đã rất thành công trong công tác phòng, chống dịch bệnh covid 19; vậy mà, vẫn có những kẻ lòng lang, dạ thú, nhân cơ hội, ra sức tuyên truyền chống phá đất nước. Liệu đây có phải, khi mà lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ được nâng cao, thì cũng là lúc các thế lực thù địch hoang mang, lo lắng cho âm mưu, thủ đoạn chống phá của chúng không thành.

    Trả lờiXóa
  2. Với bọn phản động thì, “yêu nước” phải là thâm thù chế độ Cộng sản-chế độ đã cùng toàn dân đập tan mọi xiềng xích nô dịch mà đế quốc, tay sai áp lên tròng cổ của nhân dân ta trong lịch sử bao năm qua. Vì vậy chúng ta phải hết sức cảnh giác.

    Trả lờiXóa
  3. Không có tổ chức, cá nhân nào có tư cách đòi hỏi Việt Nam phải làm theo ý muốn của họ; Việt Nam có lập trường, quan điểm riêng của mình. Các nhà dân chủ giả tạo không đóng góp gì cho nước Việt Nam thì đừng có đòi hỏi.

    Trả lờiXóa