Không có quân đội trung lập với chính trị
Tuấn
Anh
Quân
đội trung lập với chính trị là một trong những quan điểm siêu hình về lý luận,
là thủ đoạn nham hiểm, thâm độc phản khoa học, lừa bịp đã có từ lâu, nhằm vô
hiệu hóa và làm lạc hướng quân đội cách mạng. Thực tiễn tổ chức và hoạt động
của quân đội trong lịch sử của thế giới đã khẳng định: Không tồn tại quân đội
trung lập với chính trị.
Chính
trị của quân đội, thực chất là vấn đề bản chất giai cấp của quân đội, nó trả
lời cho câu hỏi:
1.
Quân đội đó do giai cấp nào tổ chức, nuôi dưỡng, sử dụng và lãnh đạo?
2. Nó phục vụ cho giai cấp nào, bảo vệ quyền lợi của ai?
2. Nó phục vụ cho giai cấp nào, bảo vệ quyền lợi của ai?
3.
Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội ấy cho ai, vì ai?
Cả lý
luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng, trong xây dựng quân đội của bất kỳ quốc gia,
dân tộc nào, bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, vấn đề chính trị luôn được đặt lên
hàng đầu, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự tồn tại, phát triển của
quân đội ấy, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ chính trị - xã hội
và vận mệnh của quốc gia dân tộc.
Xét về
bản chất, quân đội bao giờ cũng là công cụ bạo lực, phục vụ cho mục đích chính
trị của một giai cấp đang năm quyền lực nhà nước nhất định. Tính chất chính trị
của quân đội thể hiện tập trung và rõ nét ở mục tiêu chiến đấu, tổ chức lực
lượng, cơ chế lãnh đạo, chỉ huy và chức năng, nhiệm vụ của quân đội; phụ thuộc
vào quan điểm, đường lối chính trị của giai cấp, nhà nước hoặc ttor chức quyền
lực tổ chức ra quân đội.
Trong thế
giới đương đại, quan điểm quân đội trung lập với chính trị thường bị ngộ nhận
và xuất hiện ở các nước có cấu trúc đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, nhất
là khi sự tranh giành quyền lực giữa các đảng phái chính trị diễn ra gay gắt,
dẫn đến khủng hoảng chính trị.
Ở Thái
Lan, chính phủ và các đảng phái chính trị đều ra sức tranh thủ sự ủng hộ, hậu
thuẫn về chính trị của quân đội hoàng gia Thái Lan. Hoàng gia Thái Lan mới thực
sự là tổ chức quyền lực ban đầu lập nên quân đội hoàng gia. Trong nền chính trị
với cấu trúc lưỡng đảng tư sản và đế chế tài phiệt Mỹ ở Mỹ, quân đội Mỹ không
hề đứng ngoài chính trị. Quân đội Mỹ đã liên tục can dự vào đời sống chính trị
của nước Mỹ và nhiều nước, ở nhiều khu vực, kể cả tiến hành chiến tranh để can
thiệp vào tình hình chính trị trên thế giới.
Chiến
tranh là sự kế tục của chính trị, nên tất yếu không bao giờ và không ở đâu có
thứ quân đội không dính dán đến chính trị. Thực vậy, bất cứ cuộc chiến tranh
nào cũng có mục tiêu chính trị, thể hiện lập trường chính trị của các bên tham
chiến, quân đội của các bên tham chiến đều được lực lượng chính trị cầm quyền
tổ chức, huấn luyện để thực hiện mục tiêu chính trị đó.
Vấn đề
khác nhau là ở chỗ, vấn đề xây dựng về chính trị được đặt ở vị trí nào trong
quá trình xây dựng quân đội, nhất là so với quá trình hiện đại hóa vũ khí trang
bị của mỗi quân đội; mặt khác, là ở mức độ công khai hóa bản chất chính trị,
cũng như nội dung xây dựng về chính trị trong mỗi loại hình quân đội.
Đối với quân đội do đế quốc tài phiệt chi phối, do được
xây dựng trên nền tảng thuyết “sức mạnh”. Chính trị được truyền bá vào quân đội
của họ là hệ tư tưởng đế quốc, là công tác tổ chức và lối sống theo quan điểm
của giai cấp tư sản.
Đối với
quân đội do giai cấp vô sản xây dựng, lãnh đạo và huấn luyện, vấn đề chăm lo
xây dựng về chính trị cho quân đội được đặt ở vị trí quan trọng bậc nhất. Điều
đó xuất phát từ sự nhận thức về tính chất giai cấp của quân đội và mối quan hệ
biện chứng giữa yếu tố con người với vũ khí trang bị. Vũ khi và trang bị là
quan trọng nhưng con người luôn là yếu tố quyết định thắng lợi. Đây là nội dung
then chốt, căn bản nhất thể hiện nguyên tắc xây dựng quân đội của giai cấp vô
sản.
Trong
bất cứ xã hội nào, với tính cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, một
tổ chức của nhà nước, trên thực tế, quân đội đều phụ thuộc vào đường lối chính
trị của giai cấp cầm quyền: “Bản chất giai cấp và nội dung của nhà nước như thế
nào thì quân đội - người bảo vệ lợi ích của nó như thế ấy”. Đồng thời, các lực
lượng chính trị cầm quyền luôn tìm mọi cách để nắm chắc quân đội thông qua
nhiều biện pháp về chính trị, tư tưởng, tổ chức và chính sách đãi ngộ.
Quân
đội là công cụ bạo lực vũ trang của một giai cấp, một nhà nước nhất định. Do
đó, bản chất giai cấp của quân đội là bản chất của giai cấp, nhà nước tổ chức
ra nó: “Hiện nay, cũng như trước kia và sau này, quân đội sẽ không bao giờ có
thể trung lập được”.
Quân
đội chỉ mang bản chất của một giai cấp - giai cấp thống trị chi phối quyền lực
nhà nước và tổ chức, nuôi dưỡng sử dụng quân đội đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
sáng lập ra quân đội nhân dân của dân tộc Việt Nam. Người đặc biệt coi trọng
chính trị trong xây dựng quân đội, những ngày đầu tên quân đội là: “Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân". Về vấn đề xây dựng quân đội về chính trị,
Người đã chỉ rõ: “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng
lại có hại”. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định bảo đảm cho “Quân đội ta trung
với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ
quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt
qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Thực
vậy, sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam là sức mạnh tổng hợp,
trong đó, yếu tố con người với trình độ giác ngộ chính trị cao giữ vai trò
quyết định. Chính trị có vai trò định hướng toàn bộ hoạt động của quân đội phù
hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử. Chính trị còn
có khả năng thẩm thấu, liên kết chặt chẽ các yếu tố tạo thành sức mạnh chiến
đấu tổng hợp của Quân đội nhân dân VN.
Hiện
nay, trong tình hình các thế lực thù địch tiếp tục không ngừng thúc đẩy đòi hỏi
quân đội trung lập đứng ngoài chính trị, thì việc xây dựng quân đội vững mạnh
về chính trị phải tiếp tục được coi trọng đặc biệt, xứng đáng với vị trí là
nguyên tắc cơ bản hàng đầu trong xây dựng quân đội cách mạng, cụ thể là:
Kiên
định con đường cách mạng - độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên trì hai
nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Hình thành,
phát triển ở mỗi cán bộ, chiến sĩ nhạy bén về chính trị, có năng lực hoạt động
thực tiễn và lối sống trung thực, không bị cám dỗ bởi lối sống cá nhân chủ
nghĩa, thực dụng.
Tăng
cường đấu tranh trên mặt trận lý luận - tư tưởng, vạch trần âm mưu của các thế
lực thù địch . Tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác
giáo dục chính trị. Chủ động bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội nhân dân, về bản chất cách mạng, mục
tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội.
Đấu
tranh trực diện, vạch trần bản chất chính trị phản động, phản khoa học của âm
mưu “phi chính trị hóa” quân đội.
Nêu cao tinh thần cảnh giác, phát huy vai trò của hệ
thống báo chí và các đơn vị văn hóa nghệ thuật quân đội, kết hợp với hệ thống
truyền thông của cả nước để làm thất bại mọi thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, nhất
là sự xuyên tạc lịch sử thường được thế lực thù địch xem là đột phá khẩu rất
nguy hiểm tấn công trực diện mặt trận tư tưởng. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ lý luận có đủ phẩm chất và năng lực, nhanh nhạy, sắc bén trong đấu tranh và
tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng này tích cực tham gia đấu tranh trên mặt
trận lý luận, tư tưởng.
Xây
dựng quân đội vững mạnh về chính trị, chống quan điểm “quân đội trung lập” là
một nguyên tắc cơ bản, quan trọng hàng đầu trong xây dựng quân đội cách mạng.
Đó là
một quá trình liên tục, xuyên suốt sự trưởng thành, lớn mạnh của quân đội cách
mạng nhằm tiếp tục xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại,
bảo vệ vững chắc Tổ quốc VN XHCN./.
Các thế lực thù địch có âm mưu "phi chính trị hóa Quân đội", chúng muốn tách Quân đội nhân dân Việt Nam ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm cho Quân đội biến chất. Bởi vậy, đấu tranh làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng, tôi cũng nghĩ như bạn
Xóa