Trong
tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, chủ nghĩa tư bản với tư
cách là một chế độ xã hội - một nấc thang phát triển hơn so với chế độ chiếm
hữu nô lệ, chế độ phong kiến nhưng không thể phát triển cao hơn chủ nghĩa xã
hội. Đó chính là tính tất yếu khách quan của quy luật vận động các hình thái kinh
tế - xã hội. Gần đây, một bộ phận thường kêu gào về cái gọi là “xã hội tư bản
là xã hội của dân chủ, tự do; một xã hội phúc lợi chung; xã hội hậu công
nghiệp;…” chẳng qua cũng chỉ là những tiếng kêu lạc lõng trên nền tảng tri thức
khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam.
Trong tác phẩm Tuyên ngôn của đảng
cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết “giai cấp tư sản đã đóng vai trò hết sức
cách mạng trong lịch sử”; song các ông cũng dự báo và chứng minh những dự báo
của mình về “sự sụp đổ của giai cấp tư sản và sự thắng lợi của giai cấp vô sản
đều là tất yếu như nhau” (trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”). Điều
này khẳng định, chủ nghĩa tư bản rõ ràng có vai trò to lớn vượt bậc so với chế
độ phong kiến nhưng tất yếu cũng bị giai cấp vô sản đánh đổ. Thông qua các hình
thái kinh tế - xã hội đã, đang và sẽ tồn tại như: chế độ cộng sản nguyên thủy; chế
độ chiếm hữu nô lệ; chế độ phong kiến; chế độ tư bản và chế độ xã hội chủ nghĩa
tiến lên chủ nghĩa cộng sản là sự thay thế có tính tất yếu khách quan, hình
thái kinh tế - xã hội sau bao giờ cũng tiến bộ hơn hình thái kinh tế - xã hội
cũ.
Mặc dù, thời gian gần đây chủ nghĩa tư
bản dựa vào sự phát triển của khoa học, công nghệ nền kinh tế có sự phát triển
nhưng điều này không làm thay đổi một chế độ mà bản chất của nó vẫn là bóc lột,
thống trị của giai cấp có của (nắm giữ tư liệu sản xuất chủ yếu) chiếm thiểu số
trong xã hội. Điều này được chủ nghĩa Mác - Lênin luận giải trên cơ sở phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự nhầm lẫn, mơ hồ của một bộ phận về cái gọi
là xã hội giàu có, xã hội dân chủ, xã hội tự do, … kiểu phương Tây cũng chỉ là
sự viển vông trong nhận thức. Bởi lẽ, bản chất giai cấp của nhóm lợi ích chiếm
thiểu số trong xã hội tư bản không bao giờ từ bỏ vũ đài chính trị của mình để
nhường chỗ cho dân nghèo, công nhân lên nắm quyền mà thay vào đó họ tôn vinh
những người thuộc tầng lớp có của (có tư liệu sản xuất, giai cấp thống trị).
Phải chăng, ở Mỹ không có người nghèo? mà trái lại vẫn chiếm một tỷ lệ
cao.Nghiên cứu năm 2017 của IPS (Viện Nghiên cứu
Chính sách Mỹ) và Chiến dịch Người nghèo (PPC) cho thấy có đến 140 triệu
người Mỹ - tức hơn 43% dân số - sống dưới mức thu nhập trung bình, và ở bên bờ
rủi ro của nghèo khó. Con số này cũng tương đương với số người Mỹ không đủ khả
năng chi trả hóa đơn 400 USD bằng tiền mặt khi được cấp cứu, theo
tính toán của Cục Dự trữ Liên bang (FED) hồi năm 2018. Như vậy, khoảng 100
triệu người Mỹ đang sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng không được tính đến
trong báo cáo về tỷ lệ nghèo của chính phủ. Vậy, những người nghèo khổ có được
quyền bình đẳng về chính trị, về xã hội hay không ? Điều này chắc chắn là không,
vì không có tài sản thì khó có thể trở thành chính khách, chính trị gia,… Chỉ
từ vài hiện tượng rời rạc trong xã hội tư bản mà một số người đã tự vẽ ra một
viễn cảnh “tương sáng của một xã hội” mà cố tình không nhận ra rằng các tầng
lớp, giai cấp bị trị chiếm đa số trong xã hội đó chưa bao giờ có thể mơ được
cuộc sống như vậy.
Trong khi đó, giai đoạn quá độ tiến
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay có bản chất hơn hẳn chế độ tư bản
thông qua việc khẳng định tại khoản 2 ,điều 2 Hiến pháp năm 2013: “Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông nhân và đội ngũ tri thức”.
So sánh bản chất của nhà nước xã hội
chủ nghĩa dựa trên nền tảng của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (giai cấp
thống trị là số đông trong xã hội) với bản chất của nhà nước tư bản chủ nghĩa dựa
trên nền tảng chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất
(giai cấp thống trị chiếm thiểu số trong xã hội). Do đó, không thể khẳng định
rằng, giai cấp thống trị chiếm thiểu số trong xã hội tư bản lại có thể nhường
chỗ đứng cho tầng lớp, giai cấp không phải là giai cấp nắm trong tay tư liệu
sản xuất trong xã hội. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, giai cấp tư
bản thông qua nhà nước vẫn thể hiện những vai trò xã hội của nó như đáp ứng
những phúc lợi công cộng. Vai trò này không phải chỉ có nhà nước tư bản mới có
mà thậm chí đến ngay nhà nước chủ nô cũng có những phúc lợi quan trọng cho xã
hội. Nhưng, những phúc lợi xã hội này phải không được đi ngược lại lợi ích, địa
vị của giai cấp thống trị, kể cả trong xã hội tư bản.
Bên cạnh đó, chính trong lòng chủ
nghĩa tư bản vẫn luôn tạo ra những mâu thuẫn, xung đột mà chủ nghĩa Mác - Lênin
trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” đã
chỉ ra những mâu thuẫn, xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa đế
quốc là giai đoạn “tột cùng”, ăn bám và giãy chết và là phòng chờ của chủ nghĩa
xã hội. Chủ nghĩa tư bản còn khả năng để phát triển nhưng bản chất của chủ
nghĩa tư bản thì không thay đổi, những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, bản thân
nó không thể khắc phục nổi, đó là tình trạng khủng hoảng kinh tế, ngoài khủng
hoảng mang tính chu kỳ ra còn có khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng thể chế, khủng
hoảng tài chính tiền tệ … Điều này đã tạo ra cho chủ nghĩa tư bản những khó
khăn nảy sinh như: tình trạng thất nghiệp, nghèo khó và chênh lệch giàu
nghèo xã hội, mâu thuẫn dân tộc, giai cấp tăng lên, trật tự xã hội hỗn loạn,
hoạt động tội phạm gia tăng…
Chính những mâu thuẫn này lại tạo ra
những tiền đề các yếu tố của chủ nghĩa xã hội xuất hiện trong lòng chủ nghĩa tư
bản. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, tính chất và trình độ xã hội hóa
của lực lượng sản xuất ngày càng cao thì quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng trở nên chật hẹp so với nội dung vật chất
ngày càng lớn lên của nó. Mặc dù chủ nghĩa tư bản ngày nay đã có điều chỉnh
nhất định trong quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối, và ở một chừng mực nhất
định, sự điều chỉnh đó cũng đã phần nào làm giảm bớt tính gay gắt của mâu thuẫn
này. Song tất cả những điều chỉnh ấy vẫn không vượt qua khỏi khuôn khổ của chế
độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Vì vậy, mâu thuẫn
vẫn không bị thủ tiêu. Theo sự phân tích của C.Mác vàV.I. Lênin, đến một chừng
mực nhất định, quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa sẽ bị phá vỡ và thay vào
đó là một quan hệ sở hữu mới – sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập
để đáp ứng yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Điều đó cũng có nghĩa là
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ bị thủ tiêu và một phương thúc sản
xuất mới ra đời.
Tuy nhiên, phải nhận thức rằng,
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không tự tiêu vong và phương thức sản xuất
cộng sản chủ nghĩa cũng không tự phát hình thành mà phải được thực hiện thông
qua cuộc cách mạng xã hội, trong đó, giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc
cách mạng xã hội này chính là giai cấp công nhân.
|
|
|
|
Nội dung bài viết rất hay, các bạn nên tham khảo và kiểm nghiệm thực tế
Trả lờiXóa