Muốn thay đổi giáo dục như những nước tiên tiến thì trước
hết thay đổi thể chế chính trị, muốn thay đổi mô hình kinh tế như những nước
tiên tiến thì trước tiên cũng phải thay đổi thể chế chính trị, muốn thay đổi xã
hội văn minh hơn thì trước hết phải thay đổi thể chế chính trị. Phải nói,
nguyên nhân của mọi nguyên nhân để giải quyết những vấn đề cho một đất nước thì
phải bắt đầu từ chính trị. Có 3 yếu tố cốt lõi tạo nên tính đặc thù của một hệ
thống chính trị đó là: thể chế, con người lãnh đạo và chính sách…
Trên đây, tôi
xin trích dẫn một đoạn đầu trong bài viết “Thực trạng đất nước Việt Nam” của
tác giả Đỗ Ngà.
Tác giả đã
bàn luận nhiều vấn đề xã hội đang hết sức quan tâm, nhưng những vấn đề mà tác
giả Đỗ Ngà đã nêu ra và bình luận trên trang blog “Chân trời mới media”, đặc
biệt là về nền giáo dục của Việt Nam là hoàn toàn sai trái, không có cơ sở pháp
lý và căn cứ khoa học, cũng như không đúng với thực tế ở Việt Nam hiện nay.
Thực chất, luận điệu trên của tác giả Đỗ Ngà là hết sức phản động và thâm độc,
mượn vấn đề giáo dục và một số hiện tượng khác để kêu gọi thay đổi thể chế
chính trị, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước ta
đối với toàn xã hội và xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam
Như chúng ta
đã biết, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lê nin đã khẳng định giữa giáo
dục với chính trị mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau và giáo dục
bao giờ cũng mang bản chất giai cấp sâu sắc, không có một nền giáo dục chung
chung, không mang bản chất giai cấp.
Khi luận giải
vấn đề trên, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng đinh: Sự nghiệp giáo dục có
nhiệm vụ quan trọng là phục vụ cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của
dân tộc; nền giáo dục mới phải thực hiện dạy
và học theo hướng phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Vai trò này được Người diễn đạt
là: Học để làm việc, để làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể,
giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại.
Đồng thời,
chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng đinh: Vì lợi ích mười năm thì phải trồng
cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người; muốn xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội, trước hết phải có con người mới xã hội chủ nghĩa. Quán triệt và
thực hiện lời dạy của Bác Hồ, Đảng ta xác định: xây dựng con người mới xã hội
chủ nghĩa có đầy đủ cả đức - trí - thể - mỹ là cơ sở nền tảng để xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đó cũng là mục tiêu cao cả xuyên suốt của sự
nghiệp đổi mới giáo dục và là cơ sở để ở Việt Nam đạt được những kết quả to lớn
có ý nghĩa lịch sử trong suốt những năm qua.
Tuy nền giáo
dục của Việt Nam vẫn có những hạn chế nhất định ở cấp học, bậc học này hay ở
địa phương này, địa phương khác nhưng những hạn chế ấy không phải là bản chất
và phổ biến.
Trước xu thế
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, Đảng, Nhà nước ta xác định: nền giáo
dục của Việt Nam không thể đóng cửa khép kín, bởi giao lưu, tiếp biến văn hóa
là một xu thế tất yếu khách quan của mỗi quốc gia, dân tộc trong tiến trình
phát triển.
Tuy nhiên,
quá trình giao lưu, tiếp biến và hội nhập, nền giáo dục của Việt Nam đã tiếp
thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa và những nền giáo dục dục tiến bộ của nhân
loại. Qúa trình tiếp thu, nền giáo dục Việt Nam không những không mất đi bản
sắc văn hóa dân tộc, bản chất của nền giáo dục dân chủ xã hội chủ nghĩa mà còn
làm cho nó ngày càng phát triển sâu rộng và đặc sắc. Điều đó được minh chứng
qua những thành tựu to lớn của nền giáo dục Việt Nam trong thực tiễn, nhất là
trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đã sản
sinh ra lớp lớp những người con ưu tú cho cách mạng Việt Nam và kết quả Việt
Nam một đất nước nhỏ bé, đất không rộng, người không đông, tiềm lực kinh tế,
quân sự có hạn nhưng đã giành chiến thắng, giải phóng dân tộc thống nhất đất
nước để cả nước cùng tiến lên xây dựng
chủ nghĩa xã hội.
Ngày nay,
Đảng và Nhà nước ta lại càng đặc biệt coi trọng sự nghiệp giáo dục - đào tạo và
khoa học công nghệ hơn bao giờ hết, Đảng ta xác định: giáo dục -đào tạo là quốc
sách hàng đầu, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,
tạo cơ sở nền tảng để xây dựng nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”.
Như vậy, dù
một nền giáo dục hiện đại đến đâu thì nó vẫn phải mang bản chất của giai cấp
lãnh đạo xã hội và mục đích cao cả nhất của một nền giáo dục hiện đại đó là nền
giáo dục vì sự phát triển chung của mọi người dân, của toàn xã hội và sự nghiệp
cách mạng cao đẹp của Đảng.
Đỗ Ngà là tên phản động, chúng ta không thể tin hắn được
Trả lờiXóa