Tham nhũng đang là vấn nạn, có xu
hướng gia tăng và gây thiệt hại nặng nề về nhiều mặt, ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển, tồn vong của Đảng, Nhà nước, chế độ và dân tộc ta. Vì vậy, công tác
phòng, chống tham nhũng (PCTN) được Đảng, Nhà nước ta xác
định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách vừa khó khăn, phức tạp
và lâu dài.
Đặc
biệt, vừa qua các thế lực thù địch, phản động, bọn cơ hội chính trị, lực lượng chống
đối Đảng, Nhà nước ta đã lợi dụng vấn đề phòng chống tham nhũng để không ngừng
công kích, chống phá quyết liệt những chủ trương, quan điểm của Đảng, pháp luật
của Nhà nước ta về PCTN. Bên cạnh đó, lợi dụng vấn đề trên chúng tăng cường
xuyên tạc, bôi nhọ, nói xấu Đảng, Nhà nước, các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng
và Nhà nước ta; kích động nhân dân chống đối lại Đảng, Nhà nước và chính quyền ở
địa phường.
Để phòng ngừa và đẩy mạnh, nâng cao
hiệu quả cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - lý luận với những âm mưu, thủ
đoạn thâm độc của kẻ thù về vấn đề PCTN ở nước ta hiện nay thì biện pháp quan
trọng hàng đầu đó là sự quyết tâm và kết quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham
nhũng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là đòn dáng mạnh vào những tư
tưởng, quan điểm sai trái thù địch.
Mặc
dù, vấn nạn tham nhũng đã và đang diễn biến với nhiều biểu hiện ngày càng tinh
vi, phức tạp, xảy ra trên diện rộng không chỉ cản trở sự phát triển kinh tế -
xã hội, gây bức xúc trong nhân dân mà còn là một trong những thách thức nghiêm
trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, mà nó còn ảnh
hưởng trực tiếp đến công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ta thực
sự trong sạch, vững mạnh, Đảng thực sự là đạo đức, là văn minh thì mỗi chúng ta
cần tập trung nhận thức đúng và tham gia thực hiện tốt một số nội dung, biện
pháp cơ bản mà Đảng, Nhà nước ta đã xác định trong công tác phòng, chống tham
nhũng như sau:
Thứ
nhất, phải
thường xuyên nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành
chức năng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên và mỗi người dân về quyết tâm
của Đảng, Nhà nước ta đối với cuộc đấu tranh PCTN; đưa nội dung đấu tranh PCTN
vào sinh hoạt định kỳ của các tổ chức Đảng và hoạt động của các cơ quan trong
hệ thống chính trị.
Thứ
hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
tăng cường phối hợp và kịp thời cung cấp, công khai thông tin, định hướng tuyên
truyền về PCTN, để một mặt tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị; mặt
khác thông qua đó, đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù
địch lợi dụng PCTN để chống phá Đảng, Nhà nước. Chủ động thông tin về kết quả
kiểm tra, thanh tra, xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm, bất kể là ai, giữ chức vụ
gì; về khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế, “không
có vùng cấm, không có ngoại lệ”; về những vấn đề nhạy cảm, dư luận xã hội quan
tâm trong đấu tranh PCTN đi liền cùng với việc chủ động tuyên truyền gương
người tốt, việc tốt; bảo vệ, khen thưởng, động viên những người dũng cảm đấu
tranh chống tham nhũng để tạo sự lan tỏa trong cộng đồng.
Thứ
ba,
tiếp tục gắn việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn
chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” với Chỉ thị 05-CT/TW
của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và với
các Quy định số 47-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về “Những điều đảng viên không được làm”,
Quy định 101-QÐ/TW ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên,
nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”, Quy định 55-QĐ/TW ngày
19/12/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Một
số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”…
Qua đó, mỗi người hằng ngày đấu tranh với những biểu hiện của chủ nghĩa cá
nhân: vô cảm, quan liêu, cửa quyền, hách dịch và các hành vi nhũng nhiễu, gây
phiền hà nhân dân; kiên quyết chống tư tưởng trực lợi và các biểu hiện cơ hội,
thực dụng, lạm dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích cá nhân, “lợi ích nhóm”,v.v..
Thứ
tư, phải công khai, minh bạch trong
hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị để cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức,v.v.. nhà nước nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong thực hiện chức
trách, công vụ theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định.
Thứ
năm, tham khảo kinh nghiệm PCTN của
một số nước trên thế giới, để có thể vận dụng trong quá trình xây dựng cơ
chế kiểm soát quyền lực, hoàn thiện thể chế, phân cấp, quy định rõ chức năng
cho các ngành, các cấp trong đấu tranh PCTN.
Diệt hết tham nhũng thì đất nước sẽ phát triển nhanh
Trả lờiXóa