Trong
những năm qua, dân chủ, nhân quyền luôn là một trong những vấn đề chiến lược
được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng nhằm gây mất ổn định an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội (ANCT-TTATXH), tiến tới xóa bỏ chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam, hòng đưa nước ta đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư
bản. Chúng coi đó là một yếu tố quan trọng để tạo sức ép từ bên ngoài, đồng
thời kích động các hoạt động chống phá từ bên trong. Trong đó, chúng đã tập
trung vào một số hoạt động chủ yếu sau:
Một là, vu cáo, xuyên tạc, bóp méo tình hình dân chủ,
nhân quyền ở Việt Nam, ra sức tuyên truyền, cổ súy cho dân chủ tư sản phương
Tây.
Các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc quan điểm, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta; cho rằng chế độ xã
hội ở Việt Nam là độc tài, chuyên chính. Chúng lợi dụng những hạn chế, yếu
kém trong quản lý xã hội, sơ hở, thiếu sót của ta trong thực hiện các chính
sách, pháp luật của Nhà nước hoặc những vấn đề bức xúc trong nhân dân để lôi
kéo, kích động nhân dân vào các hoạt động biểu tình, gây mất ANCT-TTXH. Chúng
ra sức tuyên truyền, cổ vũ, cường điệu hóa các giá trị dân chủ tư sản, tuyệt
đối hóa tính toàn cầu, tính phổ cập của quyền con người với luận điểm “nhân
quyền cao hơn chủ quyền”, “lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích cộng đồng, quốc
gia”, tuyệt đối hóa các giá trị phổ quát về quyền con người theo mô hình
của phương Tây; xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm quyền cơ bản của con
người; đàn áp “những người bất đồng chính kiến”.v.v..Từ chỗ cho rằng,
quyền con người là tuyệt đối, bất biến, các thế lực thù địch đã giải thích
nhân quyền là tự do thực hiện quyền mà không bị cấm đoán, không bị giới hạn
nhằm cổ xuý hoạt động lợi dụng nhân quyền vi phạm pháp luật nước ta. Các thế
lực thù địch còn lợi dụng những vụ việc phức tạp nảy sinh trong dân tộc, tôn
giáo nhằm thổi phồng, bóp méo tình hình thực tế để xuyên tạc chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta, vu cáo Nhà nước vi phạm dân chủ,
nhân quyền, đàn áp dân tộc, tôn giáo hòng kích động quần chúng, tín đồ gây
rối ANCT-TTXH, tạo cớ để bên ngoài can thiệp.
Hai là, dùng dân chủ, nhân quyền làm điều kiện để gây
sức ép, can thiệp vào nội bộ nước ta.
Hoa Kỳ và các nước đồng minh luôn gắn vấn đề viện trợ,
hợp tác kinh tế với các điều kiện về dân chủ, nhân quyền trong quan hệ ngoại
giao với Việt Nam; đòi nước ta phải chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng
đối lập, cải cách chính trị, cải cách dân chủ, pháp luật theo kiểu phương
Tây. Thông qua các buổi điều trần, họp báo, hội thảo của Quốc hội Mỹ, các
nước Châu Âu để gây sức ép buộc Việt Nam phải có những “tiến bộ cụ thể về
nhân quyền, tôn giáo”. Thông qua các diễn đàn công khai như hội thảo, hội
nghị khoa học, các buổi tiếp xúc, đối thoại với các cơ quan chức năng của
Việt Nam yêu cầu ta phải đưa ra các lộ trình thực hiện các điều ước quốc tế
về dân chủ, nhân quyền, thành lập Tòa án Hiến pháp ở nước ta. Họ còn gửi thư,
bản kiến nghị tới Liên hiệp quốc, Quốc hội, Chính phủ các nước, lãnh đạo
Đảng, Nhà nước ta để phản đối việc chính quyền bắt giữ, xét xử một số đối
tượng chống đối trong nước, đòi trả tự do cho các “tù nhân lương tâm”.
Lợi dụng việc chính quyền đấu tranh, xử lý số đối tượng bất mãn, cơ hội chính
trị vi phạm pháp luật, chúng đã tạo cớ, vu cáo chính quyền vi phạm dân chủ,
nhân quyền, đàn áp người “bất đồng chính kiến” và những người “yêu
nước”, kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế. Các thế lực bên ngoài
còn thông qua các tổ chức phi chính phủ nước ngoài triển khai các dự án hỗ
trợ cải cách tư pháp để tìm cách hướng lái, can thiệp vào quá trình xây dựng,
sửa đổi pháp luật của Việt Nam và gây sức ép, đặt điều kiện đòi ta mở rộng các
quyền và tự do cơ bản của công dân theo tiêu chí của họ, tạo hành lang hoạt
động cho số chống đối chính trị, các tổ chức “xã hội dân sự” trong
nước.
Ba là, dùng chiêu bài dân chủ, nhân quyền để thúc đẩy,
hình thành hội, nhóm, tổ chức chính trị đối lập với Nhà nước.
Đây là một trong những hoạt động chủ yếu của các thế
lực thù địch nhằm “diễn biến hòa bình” với nước ta. Chúng cho rằng
việc tồn tại nhiều đảng phái chính trị lãnh đạo xã hội là tiêu chí duy nhất
của dân chủ; đồng thời xuyên tạc rằng, chế độ độc đảng ở Việt Nam là trở ngại
lớn nhất trong quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam, muốn có dân chủ thực sự thì
Việt Nam nên xóa bỏ chế độ độc đảng. Chúng phủ nhận vai trò lãnh đạo của
Đảng, phủ nhận lịch sử dân tộc ta, cho rằng chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời, không
còn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; từng bước làm mất lòng tin
cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Thông qua đó, chúng
tập hợp lực lượng hình thành các tổ chức dưới danh nghĩa “bảo vệ dân chủ,
nhân quyền”, “yêu nước” như: “Hội phụ nữ nhân quyền”,“Nhóm
công dân tự do”, “Nhóm tuổi trẻ yêu nước”.v..v..Chúng ra sức tuyên truyền
về vai trò của các tổ chức dân sự trong xã hội, qua đó hòng thúc đẩy sự ra
đời của các khuynh hướng dân chủ cực đoan, phát triển “xã hội dân sự”,
hình thành các tổ chức chính trị, hội nhóm bất hợp pháp. Chúng tìm cách móc
nối, lôi kéo một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện tha hóa, biến chất,
số cấp tiến là lãnh đạo các cơ quan, ban ngành để mua chuộc, lôi kéo tạo dựng
ngọn cờ tập hợp lực lượng chống phá từ bên trong. Chúng còn tuyên truyền, vận
động số người có trình độ thấp, số biểu hiện cơ hội, bất mãn ký tên vào kiến
nghị, tuyên bố…nhằm đưa ra yêu sách “dân chủ, nhân quyền”,“bảo vệ chủ
quyền”…mục đích là thêu dệt, bóp méo tình hình thực tế ở trong nước, qua
đó tập hợp lực lượng hình thành các hội nhóm chống chính quyền, như: Tuyên bố
72 ra “bản kiến nghị sửa đổi” Hiến pháp theo mô hình dân chủ
đa nguyên, Tuyên bố 258 kêu gọi xóa bỏ Điều 258, Bộ luật Hình sự.v..v..Ở bên
ngoài, các tổ chức phản động lưu vong ráo riết hỗ trợ kinh phí, chỉ đạo đường
lối đối với số trong nước phục hồi tổ chức, kích động tư tưởng ly khai, tự
trị để lừa mị, lôi kéo, tập hợp quần chúng tổ chức biểu tình, bạo loạn; hình
thành các hội nhóm, tổ chức chính trị đối lập với Đảng, Nhà nước.
Bốn là, tác động Quốc hội Mỹ, EU và các nước phương
Tây, các tổ chức quốc tế ban hành văn bản xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân
quyền ở Việt Nam
Các thế lực thù địch tác động Quốc hội Mỹ, EU và các
nước phương Tây thông qua các dự luật, nghị quyết, báo cáo thường
niên.v..v..với nội dung xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam,
vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo nhằm làm cho
cộng đồng quốc tế hiểu không đúng tình hình trong nước; điển hình như: Báo
cáo Tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ, Báo cáo tình hình nhân quyền
thế giới hàng năm của Anh, Úc, Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu..v..v..Trong
đó, chỉ riêng Hạ viện Mỹ hàng năm đã liên tục thông qua nhiều Dự luật, Nghị
quyết về tình hình nhân quyền tại Việt Nam như: Dự luật HR 1587 (năm 2004),
HR 3096 (năm 2007), HR 1410 (năm 2012), HR 1897 (năm 2013), Nghị quyết
H.Res.484.v..v…Các báo cáo thường niên của các tổ chức quốc tế như: Tổ chức
Theo dõi nhân quyền (HRW), Nhà Tự do (FH), Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ), Tổ
chức Ân xá Quốc tế (AI)... mặc dù phải thừa nhận Việt Nam có “chuyển biến
tích cực” về dân chủ, nhân quyền nhưng vẫn xuyên tạc tình hình thực tế
trong nước, vu cáo Nhà nước vi phạm dân chủ, nhân quyền. Ngoài ra, các thế
lực bên ngoài còn tác động các chính khách cực đoan trong Quốc hội Mỹ, Anh,
Đức…tổ chức các buổi điều trần, hội thảo nhằm xuyên tạc, vu cáo hoặc thổi
phồng các sự kiện thực tế trong nước để rêu rao Việt Nam vi phạm nhân quyền,
đàn áp tôn giáo, dân tộc hòng hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
Đặc biệt, chúng còn tìm cách thông qua các chính khách cực đoan như:
Z.Lofgren, C.Smith…tác động Quốc hội Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách “các
nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo” (CPC) để áp dụng các biện pháp “trừng
phạt” đối với nước ta.
Trong những năm qua, các cơ quan chức năng đã triển
khai đồng bộ các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng dân chủ,
nhân quyền để xâm phạm ANQG - TTXH. Trong đó, đã chủ động nắm tình hình các
địa bàn, đối tượng trọng điểm về dân tộc, tôn giáo, các tổ chức phản động lưu
vong, các tổ chức quốc tế thường có hoạt động chống phá ta về dân chủ, nhân
quyền…để triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn; giải
quyết từ cơ sở các vụ việc phức tạp liên quan tới dân tộc, tôn giáo, các vụ
khiếu kiện phức tạp, kéo dài. Chủ động ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu, hoạt
động thông qua triển khai các dự án, chương trình hợp tác quốc tế để xâm nhập
nội bộ, tác động chuyển hóa thể chế, cải cách hành chính, tư pháp, thúc đẩy “xã
hội dân sự”. Đấu tranh, xử lý nghiêm minh trước pháp luật các đối tượng
cầm đầu, cốt cán; ngăn chặn, giải tán các cuộc tụ tập đông người, gây rối
trật tự. Điển hình như vụ gây rối trật tự công cộng tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh), tại
Yên Lạc (Nghệ An), chùa Liên Trì (TP.HCM)…lực lượng chức năng đã kịp thời
giải quyết bức xúc trong tín đồ và nhân dân, ổn định an ninh trật tự tại địa
bàn; xử lý theo pháp luật các đối tượng cầm đầu, chủ mưu; tranh thủ được sự
ủng hộ của đa số quần chúng và cộng đồng quốc tế. Các cơ quan chức năng cũng
đã rà soát hệ thống pháp luật hiện hành để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thực
tế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con
người. Thông qua nhiều kênh, bằng nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, như:
Các kênh ngoại giao, kênh thông tin đại chúng…chúng ta đã chuyển tải chính
sách, thành tựu đã đạt được trong việc bảo vệ, phát huy quyền con người ở
nước ta, giải tỏa kịp thời các thông tin sai lệch về tình hình dân chủ, nhân
quyền trong nước tới các tầng lớp nhân dân, cộng đồng quốc tế, kiều bào ta ở
nước ngoài, góp phần tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với nước
ta. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác phòng ngừa, đấu tranh với
hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền chống phá nước ta còn tồn tại hạn chế
nhất định như: Công tác nắm tình hình đôi khi còn yếu, chưa phát hiện kịp
thời các vụ việc phức tạp xảy ra, dẫn đến việc giải quyết còn lúng túng, thụ
động; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn mang tính hình thức nên hiệu
quả đạt được chưa cao; chính quyền ở một số địa phương còn sơ hở, thiếu sót
trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhất là các chính sách về dân
tộc, tôn giáo để các đối tượng chống đối và thế lực bên ngoài lợi dụng tuyên
truyền, xuyên tạc, chống phá ta…
Trong những năm tới, tình hình thế giới tiếp tục diễn
biến phức tạp, trong xu thế thúc đẩy hòa bình, hợp tác giải quyết những vấn
đề toàn cầu; hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền vẫn là chiêu bài được các
thế lực bên ngoài triệt để lợi dụng nhằm gây mất ổn định ANCT-TTXH, can thiệp
sâu vào nội bộ của ta. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa,
đấu tranh với hoạt động này thời gian tới, theo tác giả, cần thực hiện tốt
các mặt công tác trọng tâm sau:
Một là, công tác phòng
chống hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền xâm phạm ANQG, TTATXH nước ta
luôn phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối của Đảng; sự
quản lý, điều hành của Chính phủ nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính
trị trong triển khai công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại âm
mưu, hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo chống phá Việt
Nam từ cấp cơ sở. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị
trí, vai trò công tác bảo vệ và đấu tranh nhân quyền, âm mưu, thủ đoạn hoạt
động lợi dụng nhân quyền chống phá ta, coi đó là trách nhiệm của tất cả các
cấp, các ngành và nhân dân để huy động sự tham gia của cả xã hội trong công
tác này.
Hai là, tiếp tục tham mưu
cho Đảng, Nhà nước xây dựng và hoàn thiện các chính sách, văn bản pháp luật
nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền con người đi đôi với việc kiện toàn các
cơ quan bảo vệ pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh
thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, phát huy quyền dân chủ của nhân dân trên cơ
sở pháp luật. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các phong trào thi đua
yêu nước ở địa phương, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Xây
dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở đảm bảo thực hiện tốt các chủ
trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo ở địa phương.
Tăng cường công tác quản lý báo chí, xuất bản; kiểm soát chặt chẽ an ninh
thông tin, quản lý internet, tích cực đấu tranh ngăn chặn việc tán phát tài
liệu, tin tức xuyên tạc, thù địch về dân chủ, nhân quyền ở nước ta.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh
công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, thành tựu đảm bảo quyền con
người ở Việt Nam. Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền đối nội và tuyên truyền
đối ngoại; tận dụng thế mạnh của các kênh ngoại giao, đối thoại, hợp tác làm
cho cộng đồng quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài hiểu đúng quan điểm của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và thành tựu đã đạt được trong đảm bảo
quyền con người ở Việt Nam, góp phần đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu
vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp dân tộc, tôn giáo hòng
can thiệp nội bộ nước ta.
Bốn là, chủ động triển khai
nắm tình hình, dự báo kịp thời mọi âm mưu, hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân
quyền của các thế lực thù địch để triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu
tranh. Kịp thời phát hiện, phối hợp giải quyết dứt điểm các mâu thuẫn, khiếu
kiện, “điểm nóng” ngay từ cơ sở, không để kéo dài, không lây lan, vượt
cấp. Trong xử lý các vấn đề nhạy cảm về dân chủ, nhân quyền phải tính toán,
cân nhắc thời điểm phù hợp, đảm bảo yêu cầu chính trị, pháp luật, đối ngoại
theo hướng kiên định về nguyên tắc nhưng khôn khéo, linh hoạt về phương pháp,
tranh thủ được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân trong nước và cộng đồng quốc
tế, kiên quyết không làm phức tạp thêm tình hình, không sơ hở để địch lợi
dụng vu cáo, xuyên tạc.
Năm là, tiếp tục đẩy mạnh
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo…kết hợp với thực
hiện công bằng xã hội, nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là đối với đồng
bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo nhằm góp phần đảm
bảo ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích của người dân trên cơ sở pháp luật;
tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh bảo đảm ổn định ANCT-TTATXH. Tiếp tục
thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế và các khuyến nghị về nhân quyền mà
Việt Nam đã chấp thuận. Tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực nhân quyền
với các quốc gia, tổ chức quốc tế quan tâm vấn đề này ở nước ta.
|
|
Nơi chia sẻ và nói lên những quan điểm theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước. Lên án những tư tưởng thù địch chống phá cách mạng và sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam XHCN.
Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019
Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền chống phá Việt Nam
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Trước các hoạt động chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động cùng với những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; chúng ta phải có những biện pháp để đấu tranh phản bác những luận điểm sai trái, thù địch; đồng thời tăng cường gáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên
Trả lờiXóa