-Hamat-
Thời
gian gần đây, các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị ra
sức tuyên truyền nhiều luận điệu sai trái, thù địch xuyên tạc cuộc đấu tranh
chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Chúng lợi dụng tình hình
tham nhũng đang diễn ra ở Việt Nam để đánh đồng hiện tượng với bản chất, gắn tệ
nạn tham nhũng với bản chất tốt đẹp của chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa.
Trước
quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta khi xử lý những cán bộ, đảng viên có hành vi
tham nhũng, trong đó điển hình khởi tố, truy tố pháp luật đối với nhiều cá
nhân, kể cả cán bộ cao cấp trong bộ máy Đảng, Nhà nước như: Trịnh Xuân Thanh,
Trần Hữu Triều, Kiều Thái Hương, Dương Chí Dũng, Hà Văn Thắm, Đinh Mạnh Thắng, Nguyễn
Xuân Anh, Phạm Sỹ Quý, Đinh La Thăng… đã và đang được dư luận trong và ngoài
nước hết sức đồng tình ủng hộ.
Trong
khi Đảng ta đang nỗ lực phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, của
toàn xã hội đấu tranh chống tham nhũng, loại trừ những mầm mống, những con sâu
mọt trong chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trước thực tiễn đó, các thế lực
thù địch, phàn động và phần tử cơ hội chính trị đã đổi giọng điệu xuyên tạc, chúng
lấy danh nghĩa là tiếng nói của nhân dân tung hô, cổ vũ để đẩy cuộc đấu tranh
chống tham nhũng của Đảng và nhân dân ta lên cao trào hòng triệt để lợi dụng
cuộc đấu tranh chống tham nhũng để tạo ra một mặt trận mới, kích động nhân dân,
tạo mâu thuẫn giữa nhân dân với Đảng; chúng trắng trợn xuyên tạc cuộc đấu tranh
chống tham nhũng thành hoạt cảnh đấu đá nội bộ từ Trung ương đến các địa
phương, phân chia thành các phe cánh; mặt khác chúng khoét sâu vào những hạn
chế, khuyết điểm trong công tác quản lý kinh tế, xã hội, hả hê bôi nhọ những cán
bộ, đảng viên của Đảng.
Thực
chất những luận điểm trên của chúng nhằm xuyên tạc cuộc đấu tranh chống tham
nhũng của Việt Nam như vậy nhằm bôi nhọ, hạ uy tín của Đảng, Nhà nước ta, kích
động gây chia rẽ nội bộ, gieo rắc sự hoài nghi, làm giảm lòng tin của nhân dân
vào Đảng, Nhà nước và chế độ.
Tham
nhũng là một trong những hiện tượng xã hội phổ biến, nó gắn liền với sự ra đời
và tồn tại của nhà nước; tình trạng tham nhũng có thể xảy ra ở bất kỳ chế độ xã
hội nào, bất cứ địa phương nào nếu công tác quản lý kinh tế-xã hội lỏng lẻo;
công tác kiểm tra giám sát của các tổ chức đảng không hiệu quả; năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của đảng viên và tổ chức đảng nơi đó giảm sút sẽ tạo ra kẽ
hở cho các hành vi tiêu cực nảy sinh, trong đó có tham nhũng. Đó là một trong
những căn bệnh “mãn tính” của mọi quốc gia kể cả những quốc gia thực hiện chế
độ “đa nguyên, đa đảng” và các chế độ xã hội tư bản hay dân chủ. Trong điều
kiện phát triển kinh tế thị trường, những tác động mặt trái của nó càng làm cho
tham nhũng có cơ hội nảy nở. Ở nước ta, tham nhũng đã trở “quốc nạn”. Nguy hiểm
hơn, tham nhũng còn tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá,
đe dọa đến sự tồn vong của chế độ mà Đảng ta đã từng cảnh báo.
Nhận thức được mối nguy hại khôn lường đó, cuộc
đấu tranh chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta sẽ “không có vùng
cấm”. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói: Cái lò đã nóng lên rồi thì
củi tươi vào đây cũng phải cháy. Chúng ta kỳ vọng rằng dưới sự lãnh đạo của
Đảng, sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh sẽ thu được những thành tựu vĩ đại và ngọn lửa đấu tranh chống
tham nhũng, diệt trừ nguy cơ do Đảng ta đang nhóm lên chẳng những đốt cháy tham
tàn mà còn hóa thành tro những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Hơn lúc nào hết, chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác, tỉnh táo nhận diện và
kiên quyết đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động của chúng.
Do
đó, cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, của toàn xã hội
trong đấu tranh chống tham nhũng là một biện pháp quan trọng đòi hỏi phải được
tiến hành sâu rộng, thường xuyên, kiên trì, thiết thực và hiệu quả, góp phần
xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch vững mạnh./.
Chống tham nhũng cần có sự chung tay của mọi tổ chức, cá nhân
Trả lờiXóa