Thứ Hai, 10 tháng 6, 2019

NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 8, KHÓA XII CỦA ĐẢNG


Viết Xuân 
Hội nghị Trung ương 8, Khóa XII vừa ban hành Quy định số 08-QĐ/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương,đây là một nội dung mới, có vai trò hết sức quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng hiện nay. Lợi dụng sự kiện này các tổ chức phản động, thế lực thù địch lợi mạng internet phát tán nhiều bài viết chống phá ta về trên mặt trận tư tưởng chính trị bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để hạ thấp uy tín của Đảng, chia rẽ, làm suy giảm niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta. Chúng cho rằng, việc ban hành quy định này “không phải là để nhắm vào những hành vi tham nhũng” mà nhằm “thanh trừng nội bộ” và “thâu tóm quyền lực”.

Là cán bộ, đảng viên, chúng ta cần nêu cao cảnh giác, nhận diện và chủ động đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc mà các thế lực thù địch đang tiến hành. Có thể khẳng định rằng, Nghị quyết Trung ương 8, khóa XII được Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua là sự cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm mà Đại hội XII của Đảng đã đề ra, đề cập đến những vấn đề rất lớn, hệ trọng, vừa cấp bách trước mắt vừa cơ bản, vừa lâu dài, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước, tác động to lớn, sâu rộng, trực tiếp đến đời sống, tâm tư của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân. 
Trước tiên, phải khẳng định rằng Quy định số 08 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ra đời là một tất yếu khách quan trong quá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Trước đây đã có nhiều quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên Đảng, thậm chí trong một số nghị quyết cũng đã đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, Trung ương đã chỉ ra: Mặc dù “bước đầu tạo chuyển biến tích cực” song nhận thức và thực hiện trách nhiệm nêu gương của các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên còn hạn chế; tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; tình hình đất nước, khu vực và thế giới giai đoạn mới có nhiều biến động; các thế lực thù địch lại tăng cường chống phá, thổi phồng khuyết điểm của cán bộ, đảng viên... Vì thế, Trung ương ban hành thêm Quy định 08 là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, hợp với lòng dân.
Qua theo dõi diễn biến Hội nghị, cán bộ, đảng viên và nhân dân bày tỏ sự đồng tình nhất trí cao với việc ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Quy định được xây dựng trên cơ sở sơ kết Quy định 101-QĐ/TW ngày 7/6/2012 và Quy định số 55-QĐ/TW ngày 19/12/2016, bảo đảm sự đồng bộ với các nghị quyết, quy định của Đảng có liên quan, theo nguyên lý: “có xây có chống, xây trước, chống sau”, trong đó nêu rõ 9 nội dung phải gương mẫu đi đầu thực hiện, 9 nội dung phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống. Thể hiện sự đồng tình cao với việc Trung ương quyết định ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng, ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng: “Việc thực hiện nghiêm ở trên sẽ tạo sức lan tỏa, thuyết phục xuống dưới, trên nghiêm nhất định dưới nghiêm, trên gương mẫu nhất định dưới theo, trên làm tốt nhất định nhân dân tin tưởng. Nhân dân tin các đồng chí lãnh đạo, tức là tin Đảng, tin vào sự lãnh đạo của Đảng”. Dẫn lời dạy của Bác Hồ: "Một tấm gương sống có giá trị hơn cả trăm bài diễn văn tuyên truyền", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Nếu gần 200 Ủy viên Trung ương khóa XII, từng đồng chí thật sự soi vào bản thân mình, đề cao trách nhiệm nêu gương và gương mẫu đi đầu thực hiện thì sẽ có sức lan tỏa rất lớn, sẽ tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân. 
Việc viết, tán phát bài trên mạng xã hội, tung thông tin sai trái, xuyên tạc sai sự thật nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thủ đoạn mà các thế lực thù địch, phản động đang triệt để lợi dụng. Vì vậy, nhận diện đúng, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế thù địch là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội ở nước ta hiện nay./.


1 nhận xét:

  1. Hiện nay, các thế lực thù địch không từ một thủ đoạn nào để chống phá sự nghiệp cách mạng, chống phá Đảng, chống phá chế độ ta; dã tâm của họ là không thay đổi. Do đó, cần nhận diện những âm mưu, thủ đoạn của chúng để phòng ngừa.

    Trả lờiXóa