Khái niệm "dân chủ" bắt nguồn từ thuật ngữ trong chữ Hy
Lạp cổ là "Dermokratia". Đó là sự kết hợp của 2 từ:
"Dermos" (tức nhân dân) và "Karatos" (tức chính quyền hay
quyền lực). Như vậy, "Dân chủ", nguyên nghĩa là "Quyền lực nhân
dân", được sử dụng với tư cách là một hình thức, một thể chế nhà nước.
Dân chủ, tự nó không hình thành tự phát mà là một quá trình tự
giác, gắn với cuộc đấu tranh giải phóng con người, vì sự tiến bộ của con người
và xã hội. Đó là quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều. Xã hội
càng dân chủ thì xã hội càng phát triển. Vì thế mà "dân chủ" trở
thành một giá trị phổ quát của toàn nhân loại.
Dân chủ luôn gắn chặt với chính trị. Khi xã hội có sự phân chia
giai cấp, hình thành nhà nước thì mọi cuộc đấu tranh dân chủ bao giờ cũng gắn
với quyền lợi giai cấp, được tiến hành dưới ngọn cờ của một giai cấp nhất định.
Chẳng hạn, giai cấp tư sản đã gương ngọn cờ dân chủ tư sản chống chuyên chế
phong kiến trong các cuộc cách mạng tư sản hồi thế kỷ XVI, XVII, XVIII ở châu
Âu.
Mặt khác, các cuộc đấu tranh giành dân chủ còn mang tính
dân tộc, nó chịu ảnh hưởng của truyền thống văn hoá dân tộc.
Từ luận giải trên có thể rút ra: Dân chủ là một giá trị vừa
có tính phổ biến toàn nhân loại, vừa có tính đặc thù, mang dấu ấn giai cấp và
văn hoá dân tộc. Vì vậy mà không thể lấy tiêu chí dân chủ ở quốc gia này
áp đặt vào quốc gia khác - "tiêu chuẩn kép".
Từ vấn đề cơ bản trên, chúng ta xem xét về dân chủ ở nước
ta hiện nay. Thực chất dân chủ ở nước ta hiện nay là dân chủ xã hội chủ nghĩa
đang trong quá trình xây dựng và từng bước hoàn thiện. Đó là nền dân chủ mà mọi
quyền lực xã hội thuộc về nhân dân, được thực hiện thông qua hệ thống chính trị
xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng nền dân chủ ở nước ta thể hiện trên 5 điểm:
- Chủ nhân quyền lực xã hội là nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định "Nước ta là nước dân chủ, vì dân là chủ".
- Dân chủ được thể hiện bằng các giá trị nhân văn sâu sắc
như: giải phóng con người, nâng cao vị thế con người, các quyền tự do, bình
đẳng, mưu cầu hạnh phúc, được học hành, phát triển, tự lập, tự chủ... của con
người.
- Dân chủ là bầu "dưỡng khí" cho con người phát
huy sự sáng tạo, cống hiến cho xã hội.
- Dân chủ gắn với tập trung, là nguyên tắc cơ bản trong
quản lý xã hội. Không có dân chủ vô lối, vô chính phủ.
- Dân chủ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự quản
lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đây là điểm khác biệt căn bản của dân chủ
XHCN trong sự phân biệt với dân chủ tư sản.
Nội dung dân chủ ở nước ta hiện nay mang tính toàn diện
trên tất cả các mặt:
+ Về kinh tế, đó là các quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt
đối với các tư liệu sản xuất theo luật định. Mọi người đều có quyền tham gia
vào các hoạt động sản xuất - kinh doanh, quản lý, phân phối, kiểm tra, giám sát
mọi hoạt động của nền kinh tế đất nước.
+ Về chính trị, đó là các quyền ứng cử, đề cử, bầu cử vào
các cơ quan quyền lực nhà nước; tham gia vào hoạch định và thực hiện đường lối,
chính sách, pháp luật... của Đảng, Nhà nước; tham gia giám sát, phản biện đối
với mọi hoạt động của hệ thống chính trị...
+ Về văn hoá - xã hội, là các quyền thưởng thức, sáng tạo
các giá trị văn hoá; quyền tự do học hành, phát triển, đi lại, cư trú, tín
ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo...; quyền được bảo đảm việc làm,
an sinh xã hội.
+ Về quốc phòng, an ninh, là các quyền được tham gia bảo
đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; được bảo đảm về tính mạng, tài
sản; quyề được tham gia nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Các quyền dân chủ trên đều được thể chế hoá bằng
Hiến pháp, pháo luật. Nếu Nhà nước cũng như mọi chủ thể pháp luật vi phạm thì
sẽ bị pháp luật trừng trị.
Đối chiếu với thực tế tình hình dân chủ ở nước ta hiện nay
cho thấy: Quyền dân chủ của người dân từ kiếp nô lệ đã có bước tiến vượt bậc.
Người dân đã giành được quyền dân chủ. Dân chủ không ngừng được mở rộng và hiện
thực hoá trong mọi hoạt động của đời sống xã hội... Tuy nhiên bên cạnh thành
tựu đạt được, quyền dân chủ còn nhiều khuyết điểm, hạn chế như: tình trạng dân
chủ không nội dung, dân chủ hình thức, vi phạm quyền dân chủ còn diễn ra ở
nhiều nơi, nhiều cấp. Lỗ hổng về cơ chế, chính sách, pháp luật để kẻ thù lợi
dụng chống phá nền dân chủ của ta, chưa được xử lý kịp thời, hiệu quả.... Tình
trạng quan liêu, tham nhũng, lợi ích nhóm còn diễn ra phổ biến...
Những hạn chế đó đã làm giảm lòng tin của người dân đối với Đảng,
Nhà nước. Đảng ta vừa qua đã có quyết tâm chính trị rất cao trong xử lý những
hạn chế khuyết điểm trên. Vì vậy mà lòng tin của người dân từng bước được khôi
phục; quyền làm chủ được phát huy, tạo động lực to lớn trong phát triển kinh tế
- xã hội, củng cố tăng cường quốc phòng - an ninh bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa.
Hiện nay, bọn phản động dùng mọi thủ đoạn nham hiểm để chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của bọn chúng.
Trả lờiXóa