Chiều cuối xuân từ Bắc Ninh tôi về thôn Hà Thượng, Thượng Lan, Việt Yên, Bắc
Giang gặp người chiến sĩ Điện Biên năm xưa. Ông là Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân Đại tá Chu Văn Mùi. Ở tuổi 93 nhưng ông rất khỏe mạnh. Tiếp tôi trong
căn nhà cấp bốn có vườn, áo gọn gàng ông kể: Năm 1949 ông nhập ngũ, trong kháng
chiến chống Pháp ông tham gia 7 chiến dịch lớn. Chiến dịch để lại nhiều kỷ niệm
sâu sắc với ông là chiến dịch Điện Biên Phủ trên cứ điểm đồi A1.
Cứ
điểm đồi A1 có vị trí đặc biệt quan trọng, địch xây dựng hệ thống hầm ngầm kiên
cố, có hỏa lực dày đặc bảo vệ. Quân ta mở nhiều đợt tấn công nhưng chưa tiêu
diệt được buộc phải rút về đồi 311A để phòng ngự. Trên cương vị tiểu đội trưởng
thông tin ông cùng đồng chí Đàm Đức được lệnh ở lại trong căn hầm nhỏ phía Đông
Bắc đồi A1 quan sát tình hình địch kịp thời báo về Sở chỉ huy đơn vị. Suốt 2
ngày đêm địch dùng máy bay, pháo binh bắn vào tuyến phòng ngự của ta. Chiếc máy
thông tin của ông bị những mảnh đạn địch cưa cụt, máy không bắt được sóng, đơn
vị tưởng ông đã hy sinh, với kiến thức được học ông dùng những đoạn dây điện
nối với nhau để ra ngoài lóc hầm, máy bộ đàm lại hoạt động bình thường. Ông
phát hiện kịp thời các mũi tấn công của địch gọi pháo binh của ta liên tiếp
dáng bão lửa xuống quân thù, đẩy lùi các mũi tấn công của địch, đơn vị bảo vệ
được phòng tuyến, bảo vệ thương binh. Hai ngày đêm trong hầm không cơm ăn nước
uống, đói khát, ông phải dùng chính nước tiểu của mình uống để lấy sức giữ vững
liên lạc. Với thành tích trong chiến đấu ở cứ điểm đồi A1 ông được Đại tướng Võ
Nguyên Giáp khen ngợi ngày 02/4/1954: “Hoan hô đồng chí Chu Văn Mùi” Đảng, Nhà
nước tặng Huân chương Quân công hạng ba, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày
31.8.1955.
Sau
1954 ông tham gia các chiến dịch lớn: Đường 9 – Nam Lào, Đông Hà – Quảng Trị,
chiến dịch Hồ Chí Minh. Đất nước hoàn toàn giải phóng ông làm hiệu trưởng
Trường văn hóa Quân đoàn 1 đến 1986 nghỉ hưu. Quê ông là xã miền núi, giao
thông đi lại khó khăn, đời sống nhân dân còn nghèo, với bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”
ông tiếp tham gia các hoạt động xây dựng quê hương. Trên cương vị chủ nhiệm hợp
tác xã, bí thư chi bộ thôn, chủ tịch Hội cựu chiến binh xã…ông cùng UBND xã,
nhân dân địa phương kết hợp nguồn kinh phí Tỉnh, cải tạo hệ thống giao thông
xây dựng cây cầu lối liền hai xã Thượng Lan - Vân Yên; vận động nhân dân đóng
góp, từ nguồn kinh phí địa phương, sự giúp đỡ của trên, ông đưa 8km đường điện
về tận thôn trong niềm vui khôn xiết của nhân dân. Được sự giúp đỡ của Hội đồng
nhân dân Tỉnh ông cho xây dựng 2 trạm bơn giải quyết vấn đề thủy lợi trong sản
xuất nông nghiệp. Ngoài ra ông mạnh dạn đưa giống lúa, hoa mầu mới vào sản
suất, năng suất tăng cao đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Với thành
tích trong xây dựng địa phương ông được tặng nhiều phần thưởng, câu Vân Yên
nhân dân địa phương gọi là “cầu ông Mùi”.
Tiễn
tôi ra công ông nói: quê tôi ngói hóa toàn thôn từ lâu rồi, giờ thì rất nhiều
nhà mái bằng, nhà gác.
Cụ ông là tấm gương sáng cho thế hệ sau noi theo
Trả lờiXóa