Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW)
nhận xét Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á
từ 2019 - 2025.
Tăng trưởng GDP chung của khu vực Đông Nam Á
chậm lại ở mức 4,6% trong quý I/2019, giảm so với mức tăng trưởng 5,3% được ghi
nhận trong nửa đầu năm 2018. Tương tự quý II tới đây, toàn bộ xuất nhập khẩu và
kinh tế ASEAN sẽ giảm mạnh tiếp, trừ Việt Nam. Tháng 4-2019, xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam tính theo USD cao hơn 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bà Sian Fenner, Cố vấn kinh tế của ICAEW và
Trưởng chuyên gia kinh tế Oxford khu vực Châu Á, cho biết:
1. Mỹ phải đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi
tiền tệ vì Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ, EU kinh quá. Thậm chí vượt cả Vương quốc
Anh và sẽ còn tăng cao. Nhưng danh sách này không phải vấn đề vì Mỹ đang rất
coi trọng Việt Nam, coi Việt Nam là đồng minh thân cận nhất ASEAN, hơn cả Thái,
Phi.
2. Sở dĩ Việt Nam có thể thu hút nhiều vốn đầu
tư nước ngoài là bởi các tập đoàn đang cấp tập điều chỉnh lại chuỗi cung ứng
nhờ ‘lực đẩy’ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và họ chọn Việt Nam. Vì Việt
Nam là nước duy nhất thế giới trung hòa lợi ích giữa toàn bộ các ông lớn: Mỹ -
EU - Trung Quốc - Nga - Úc - Nhật - Hàn.
3. Trong vòng 5 năm qua, Việt Nam đã tăng rất
nhiều thứ bậc trên thang đo về Môi trường dễ dàng kinh doanh, theo thống kê năm
2018, chúng ta đang đứng thứ 4 châu Á, chỉ sau Phillippines, Ấn Độ, Indonesia
và đứng trước Nhật, Trung Quốc, Thái Lan…
4. Mảng viễn thông, Việt Nam đứng số 1 Đông Nam
Á, mạnh hơn cả Mexico, mạnh hơn cả nhiều quốc gia phát triển khác tại EU, Nam
Mỹ. Thái Lan và Indo kém rất xa. Quốc gia duy nhất ngang bằng là Singapore thì
quy mô dân số và diện tích quá ít.
Tập đoàn bất động sản thương mại lớn thứ nhì
thế giới JLL nhận định: "Việt Nam sẽ có thể là "một con hổ mới của
châu Á" và sẽ là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong
giai đoạn đến những năm 2050, với mức tăng trưởng hơn 5% mỗi năm."
Theo họ, có 3 công trình về hạ tầng lớn sẽ khởi
công xây dựng hoặc dự kiến hoàn tất trong năm 2020, cũng là động lực để Việt
Nam có thể bật lên: sân bay quốc tế Long Thành dự kiến sẽ khởi công trong năm
2020 và nếu chính thức đi vào hoạt động có thể phục vụ hơn 100 triệu lượt khách/năm,
dự án đường cao tốc Bắc Nam nối liền Hà Nội – TP. HCM, tuyến metro đầu tiên ở
TP. HCM đưa vào hoạt động với 5 tuyến khác được đưa vào kế hoạch.
Ngoài ra, JLL còn cho rằng, Việt Nam đang có
lợi thế cực lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài nhờ cảng Hải Phòng.
Mới đây, Việt Nam đã trúng cử 1 ghế vào ủy viên
không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Chức vị chủ tịch luân
phiên ASEAN sẽ đến tay Việt Nam vào năm 2020. Quốc gia Đông Nam Á duy nhất lịch
sử sẽ đứng đầu Hội đồng Bảo An và ASEAN vào cùng năm 2020! Một bước tiền vĩ đại
của nền ngoại giao Việt Nam./.
Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế
Trả lờiXóa