Thủ đoạn “Phi chính trị hóa” Quân đội của
các thế lực thù địch thực hiện, nhằm vô hiệu hóa công cụ bạo lực để bảo vệ
Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Đây không phải là thủ đoạn mới, song cũng rất
nguy hiểm, chúng ta cần nêu cao cảnh giác và chủ động phòng ngừa.
Đối với Việt Nam, các thế lực thù địch xác định “phi chính
trị hóa” lực lượng vũ trang là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, liên tục.
Chúng cho rằng: Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân; vì thế, Quân đội chỉ cần trung thành, bảo vệ lợi ích của nhân
dân, không cần đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các vấn đề liên quan đến quân sự,
quốc phòng phải được nhân dân bàn bạc công khai và quyết định, thông qua diễn
đàn Quốc hội. Chúng ra sức xuyên tạc, chia rẽ, kích động, quy chụp, kích động,
gây mâu thuẫn giữa lãnh đạo, chỉ huy với cán bộ, chiến sĩ, phá hoại khối đoàn
kết, thống nhất trong nội bộ Quân đội. Về bản chất, âm mưu “phi chính trị hóa”
Quân đội của chúng là nhằm chuyển hướng chính trị của Quân đội ta từ quân đội
kiểu mới của giai cấp công nhân, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân sang
kiểu quân đội tư bản, nhà nghề do giai cấp tư sản lãnh đạo, phục vụ cho mục đích
của giai cấp tư sản. Bởi vậy, đề cao cảnh giác, chủ động nhận diện và đấu
tranh, làm thất bại những thủ đoạn, nhất là những thủ đoạn mới của chúng vẫn là
nhiệm vụ mang tính thời sự cấp bách, cần có hệ thống giải pháp phòng, chống
đồng bộ, hiệu quả.
- Quân đội nhân dân Việt Nam cũng luôn phải
đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là nguyên tắc bất biến, được rút ra từ thực tiễn lịch
sử nhân loại và quá trình tổ chức, xây dựng Quân đội từ khi thành lập. Chính
trị của Quân đội ta là chính trị của Đảng; mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của
Quân đội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng; hệ tư tưởng chính trị của Quân đội ta
là hệ tư tưởng chính trị của Đảng, với nền tảng là chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh. Bản chất của Quân đội ta mang bản chất giai cấp công nhân;
trong đó, tính nhân dân, tính dân tộc được biểu hiện hết sức sâu sắc. Trong
tình hình mới, sự chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta
nói chung, Quân đội nói riêng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, quyết liệt,... đòi
hỏi toàn quân phải nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, giữ vững ổn định
chính trị, không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu,
không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
- Cấp ủy,
chỉ huy các cấp cơ sở cần nâng cao chất lượng hoạt động công tác đảng, công tác
chính trị, thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn
mới; giáo dục truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc; truyền
thống lịch sử của Quân đội, đơn vị; nâng cao ý chí quyết tâm bảo vệ Đảng, Nhà
nước và nhân dân trong tình hình mới. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung
ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với Chỉ thị 05 của Bộ Chính
trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”, phong trào Thi đua Quyết thắng và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống,
cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Luôn nắm chắc diễn biến tư tưởng
của cán bộ, chiến sĩ, bảo đảm chất lượng công tác phát triển đảng viên, đoàn
viên; xây dựng tổ chức đảng và các tổ chức quần chúng vững mạnh, nhạy bén về
chính trị, kịp thời ngăn chặn sự thẩm thấu, xâm nhập của các luận điệu “phi
chính trị hóa” Quân đội.
- Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam thực
sự “tinh, gọn, mạnh, linh hoạt”, phù hợp xu
hướng phát triển quân sự trên thế giới và sự tác động của cuộc cách mạng Công
nghiệp lần thứ Tư hiện nay. Phải xây dựng Quân đội vững mạnh về mọi mặt, không
những giỏi đấu tranh vũ trang, mà còn giỏi trong đấu tranh phi vũ trang và tác
chiến trên không gian mạng,... đáp ứng yêu cầu “giữ nước từ khi nước chưa
nguy”; “ngăn ngừa, loại bỏ các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa”;
làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” của các thế lực thù địch.
Cấp ủy, chỉ huy các cấp cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện
chặt chẽ, nghiêm túc các quan điểm của Đảng và Quân ủy Trung ương về xây dựng
Quân đội trong tình hình mới, bảo đảm quân số hợp lý, chất lượng cao, đồng bộ
về tổ chức, biên chế, thành phần lực lượng.
- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
cho cán bộ, chiến sĩ, xây dựng môi trường văn hoá quân sự lành mạnh. Điều kiện đời sống vật chất, tinh thần và môi trường văn
hóa quân sự đáp ứng tốt nhu cầu chính đáng của cán bộ, chiến sĩ sẽ giúp bộ đội
yên tâm công tác, lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng, sẵn sàng nhận và
hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Góp phần phòng, chống suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm
thất bại thủ đoạn “phi chính trị hóa” Quân đội. Đòi hỏi
cấp ủy, chỉ huy các cấp phải
thường xuyên, thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt việc bảo đảm
đúng, đủ, kịp thời mọi chế độ, tiêu chuẩn theo quy định về đời sống vật chất,
tinh thần của bộ đội. Thường xuyên nêu cao cảnh giác, làm thất bại âm mưu, thủ
đoạn “phi chính trị hóa” Quân đội là vấn đề trọng yếu hiện nay, quyết định đến
việc giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống của Quân đội ta, bảo đảm cho
Quân đội luôn trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, bảo vệ lợi ích quốc
gia - dân tộc. Đây là trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, trước hết thuộc
về cấp ủy, chỉ huy ở các đơn vị.
T.M
Các thế lực thù địch có âm mưu "phi chính trị hóa Quân đội" nhằm tách Quân đội nhân dân Việt Nam ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng CSVN, làm cho Quân đội biến chất. Bởi vậy, đấu tranh làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.
Trả lờiXóa