Xét
lại, bôi nhọ, xuyên tạc, phủ nhận lịch
sử là âm mưu không mới của các thế lực thù địch, phản động. Cách làm của chúng
thường là lật lại những chi tiết lịch sử, sự kiện lịch sử, giai đoạn lịch sử, cố
tìm ra những cái gọi là “mâu thuẫn” trong các sự kiện, chi tiết, các nhân vật,
giai đoạn lịch sử của ta, ngụy tạo nhân chứng, vật chứng lịch sử, từ đó đưa ra
bình luận, đánh giá chủ quan, gán ghép theo ý đồ chống phá khác nhau của chúng.
Tận dụng tối đa những thành phần bất mãn chính trị, những cán bộ, đảng viên,
trong đó có cả những nhà khoa học, các học giả có chuyên môn nhưng đã “suy
thoái về tư tưởng chính trị”, đã “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” để đưa ra những quan điểm trái chiều, những quan điểm mà
chúng gọi là “khách quan”, “công bằng” “toàn thể”, “văn hóa” hòng từng bước từ chỗ có vẻ nghiên cứu, đánh
giá lại, bổ sung những cái là “thiếu hụt”, “chưa công bố” trước đây về lịch sử
đến việc xét lại các sự kiện lịch sử theo các quan điểm gán ghép, chủ quan, ngụy
tạo lịch sử, rồi từng bước bôi nhọ, xuyên tạc đến phủ nhận toàn bộ lịch sử vẻ
vang của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong thực tiễn
lịch sử và hiện tại chiêu trò xét lại, bôi nhọ, xuyên tạc, phủ nhận lịch sử của
các thế lực thù địch, phản động đều dẫn đến một kết luận rằng đây là một vấn đề
cực kỳ nguy hiểm, liên quan đến sự sống, còn của chế độ, sự an nguy của quốc
gia, dân tộc.
Khẳng định điều
đó không phải là vô căn cứ. Bài học thực tiễn sụp đổ mô hình XHCN ở Liên Xô và
Đông Âu trước đây đã minh chứng cho kết luận trên. Chúng ta đã biết Chủ nghĩa xét lại ra đời sau khi Cách mạng tháng Mười
Nga thành công mà đỉnh cao là dưới thời Khơ-rút-xốp, song thời kỳ đó nó đã bị
những người Cộng sản chân chính ở Liên Xô đánh bại. Thế nhưng đến những năm 80
của thế kỷ XX, Chủ nghĩa xét lại đã phục hồi mạnh mẽ trở thành trào lưu hòa tấu
cùng các trào lưu khác, lại được người đứng đầu Đảng Cộng sản Liên Xô cổ suý, để
rồi bằng sự xuyên tạc, bóp méo lịch sử họ đã bôi nhọ các gương anh hùng cách mạng,
họ tập trung hạ bệ thần tượng Xít-ta-lin và kế đó tấn công hạ bệ thần tượng
nhà lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới V.I. Lê-nin. Khi thần tượng
Lê-nin sụp đổ cũng là lúc Goóc-ba-chốp tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản Liên Xô
dẫn đến sự tan rã của Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết. Một sự kiện chấn động
làm cả thế giới bàng hoàng, ngay cả kẻ thù của Liên Xô là đế quốc Mỹ cũng không
thể hình dung Liên Xô tan rã nhanh như thế!Trước sự kiện này nhà thơ Tố Hữu đã
có bài thơ: Chân lý vẫn xanh tươi.
Trong bài thơ có đoạn chỉ đúng bản chất về Chủ nghĩa xét lại lịch sử ở Liên Xô
lúc bấy giờ:
“… Cả đàn sói chồm
lên,
cắn vào lịch sử Cào
chiến công,
xé cả xác anh hùng.
Ôi! Nỗi đau này là nỗi
đau chung.
Lương tâm hỡi, lẽ
nào ta tự sát?
Lũ phản bội, điên cuồng,
hèn nhát.
Và cả bầy quân cướp
nước, giết người.
Chớ vội cười! Chân
lý vẫn xanh tươi …”
Đối
với Việt Nam trong những năm gần đây đã xuất hiện những tư tưởng xét lại lịch sử
và gần đây có những biểu hiện mới rầm rộ hơn, thâm hiểm hơn, ngụy trang kín đáo
hơn, song bản chất vẫn không hề thay đổi là xét lại, bôi nhọ,
xuyên tạc, phủ nhận lịch sử. Biểu hiện của họ là:
Thứ nhất, họ đã xa rời phương pháp luận chủ
nghĩa Mác-Lênin, xa rời những nguyên tắc, phương pháp luận nghiên cứu lịch sử
và họ đẻ ra quan điểm cái gọi là:“khách quan, đổi
mới, toàn thể, văn hóa”.
Đó
là khi viết sử phải dùng những từ tránh miệt thị, trung tính, bất chấp sự thật
lịch sử. Họ không đứng về phía của những người làm nên lịch sử mà tự mình đứng
cửa giữa (trung tính) và họ cho đó là khách quan để từ đó họ cho mình cái quyền
bác bỏ những gì người trong cuộc đã viết, đã nói hoặc lịch sử đã ghi chép lại
như kiểu “Đến nay chúng tôi thấy không đủ cơ sở để khẳng định lịch sử dân tộc
ta có 4.000 năm, nên chúng tôi sửa lại dân tộc ta có mấy ngàn năm lịch sử” và họ
biết nếu viết và nói vậy sẽ bị mọi người phản ứng, họ đã chiết trung bằng cụm từ
“dân tộc ta trải qua mấy ngàn năm lịch sử” hay như gần đây trong Bộ lịch sử 15
tập của nhóm biên tập do ông Trần Đức Cường làm Tổng chủ biên đã bỏ cụm từ “ngụy…”,
một cụm từ mà cả dân tộc ta đã hy sinh hàng triệu người để “Đánh cho Mỹ cút,
đánh cho ngụy nhào” thu non sông về một mối, theo họ cũng với lý do cho khách
quan, trung tính, tránh miệt thị…
Tiếp theo, núp dưới
cái vỏ bọc đổi mới họ xóa cả tên anh hùng, sự việc có thật họ bảo rằng không có
thật, như câu chuyện về ngọn đuốc sống Anh hùng Lê Văn Tám, họ cho rằng đây là
câu chuyện không có thật, về chị Võ Thị Sáu thì có kẻ nói chị là kẻ điên, thậm
chí vẽ ra chuyện Bác Hồ không ra đi từ Bến cảng Nhà Rồng vì năm 1911 chưa có Bến
cảng này, trong khi Cảng Nhà Rồng đã có từ năm 1899, hay như gần đây họ biến cuộc
ngụy chiến ở quần đảo Hoàng Sa, mà chế độ ngụy quyền Sài Gòn làm theo lệnh quan
thầy Mỹ bàn giao cụm đảo phía Tây cho Trung Quốc, từ tội danh bán một phần lãnh
thổ cho ngoại bang, họ đổi mới thành những người bảo vệ Tổ quốc, thậm chí họ
còn có ý định đề nghị công nhận những nạn nhân này thành liệt sĩ. Thật xấu hổ khi
họ cho rằng một chế độ bán nước lại còn có Tổ quốc để mà bảo vệ, nếu ngụy quyền
Sài Gòn có Tổ quốc thì họ là một quốc gia và chúng ta xóa đi chế độ đó thì phải
chăng chúng ta đi xâm lược và có đời thuở nhà ai người Việt Nam đi xâm lược Việt
Nam…?
Với cái gọi là “quan
điểm toàn thể”, họ đã khai thác mọi nguồn tư liệu, cả địch cả ta, cả người
trong cuộc và ngoài cuộc kể cả tư liệu của bọn chống Cộng trong nước và thế giới,
để rồi với cách nhìn khách quan trung tính họ đã viết lịch sử theo kiểu “hầm bà
làng”, hoặc cố tình lập lờ mà đáng ra họ chỉ có thể kết luận theo sự thật mà nó
đã xảy ra, theo cách như tôi đã dẫn ở trên về sự kiện Trung Quốc chiếm giữ trái
phép cụm đảo phía Tây ở quần đảo Hoàng Sa 1974, họ lấy tư liệu bịa đặt của ngụy
quyền Sài Gòn bất chấp thực tế là ngụy đã dâng Hoàng Sa cho Trung Quốc theo lệnh
Mỹ, hay như họ ra sức ca ngợi Sài Gòn là Hòn Ngọc Viễn Đông bất chấp sự thật
đây là Hòn Ngọc ăn chơi du hý của cả thời Pháp thuộc và Mỹ thuộc, là nỗi đau của
dân tộc ta “những quả bom văn hóa Mỹ cao bồi, những quả bom làm lở loét làn
môi, em ta đó khóc cười dang dở”… rồi họ nói đến nền kinh tế, văn hóa… miền Nam
dưới chế độ Sài Gòn, và chắc chắn họ lại đưa các số liệu mà chế độ ngụy cố tình
vẽ ra mà họ quên mất những con số thực. Thực ra nói đến toàn thể nếu nó khoa học
thì đây là quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, quan điểm toàn diện, song nó
không khoa học nên họ sáng tạo ra cái quan điểm toàn thể này.
Họ đã đẻ ra cái “quan
điểm văn hóa” này, thì các nhà Triết học chắc phải làm một cuộc hội thảo để xem
có cái gọi là phương pháp luận văn hóa hay không? Song ở đây họ có ý đồ của họ,
theo họ lịch sử viết phải có văn hóa, tránh dùng những từ ngữ “thiếu văn hóa”
theo hướng miệt thị, lên án nặng nề, như: ngụy quân, ngụy quyền; tay sai, bán
nước, bù nhìn… Và từ đó họ phục dựng chính danh cho các chế độ từ Bảo Đại, đến
Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu… Bằng cách gọi: chính quyền Quốc gia Việt Nam,
quân đội Quốc gia VN, chính quyền VNCH, quân đội VNCH… đây là điều mà những người
trực tiếp cầm vũ khí đánh Mỹ, ngụy và những ai có tấm lòng yêu nước thật sự
không thể nào chấp nhận.
Vấn đề ở đây là việc
núp dưới các quan điểm trên các nhà “ngụy sử” đã làm mất đi bản chất thực sự của
lịch sử, của sự kiện, của các lực lượng, nhân vật lịch sử. Chẳng hạn như vấn đề
“ngụy quân”, “ngụy quyền”. Đây là cụm từ nói rõ bản chất của bọn tay sai, bán
nước, đi ngược lại lợi ích và xu hướng của dân tộc, gây ra bao tội ác. Chính vì
sự tồn tại của chúng đã ngăn cản con đường độc lập dân tộc và CNXH, thống nhất
đất nước của dân tộc ta mấy mươi năm, đã làm cho hàng triệu người phải ngã xuống.
Đó là sự thật rành rành. Đây không phải là miệt thị, “thiếu văn hóa”. Đây là những
từ ngữ phản ánh đúng bản chất lịch sử. Hay sự kiện Ngụy quyền Sài Gòn dâng
Hoàng Sa cho Trung Quốc theo lệnh Mỹ. Nó đã quá rõ ràng, bởi lẽ lúc này Mỹ và
Trung Quốc đang bắt tay với nhau, chia sẻ lợi ích ở Việt Nam và Ngụy quân, Ngụy
quyền là con bài của Mỹ ở Việt Nam, hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ, mọi hành động đều
phụ thuộc vào Mỹ. Nếu Ngụy quân Ngụy quyền có chiến đấu bảo vệ thì chỉ là bảo vệ
lợi ích của Mỹ - Kẻ xâm lược Việt Nam trước Trung Quốc đâu phải vì dân tộc Việt
Nam. Và trên thực tế Ngụy quân đã phản ứng rất yếu ớt sau đó đầu hàng Trung Quốc.
Đây chỉ là ví dụ điển
hình, song một vấn đề đặt ra là mục đích của họ là gì khi xét lại, lật lại lịch
sử. Mục đích của họ chỉ có thể là từ chỗ tạo sự hoài nghi một vài sự kiện do họ
vô căn cứ đặt ra, dựng lên sẽ từng bước lật lại toàn bộ lịch sử và lấy những
cái ngụy tạo đó để phủ nhận, xuyên tạc, toàn bộ lịch sử. Đây là vấn đề đặc biệt
nguy hiểm.
Thứ hai, họ đã cố tình tạo sự hoài nghi trong xã hội, đến việc xuyên tạc,
phủ nhận toàn bộ lịch sử vẻ vang của dân tộc, của cách mạng.
Đối với những nhà sử học chân chính
trước những sự kiện, giai đoạn lịch sử cần phải làm rõ, họ phải đi sâu tìm hiểu,
nghiên cứu để trả lời một cách trung thực nhất, bản chất nhất thì ở đây những
nhà “ngụy sử”, các thế lực thù địch, phản động lại làm ngược lại là đi xuyên tạc,
bịa đặt, thêm thắt tạo sự hoài nghi trong quần chúng nhân dân. Họ đã vô cảm trước
sự thật, trước bản chất của lịch sử. Nếu cứ theo họ, với các quan điểm cái gọi
là:“khách
quan, đổi mới, toàn thể, văn hóa” thì
toàn bộ lịch sử dân tộc Việt Nam sẽ đảo lộn. Chẳng hạn chúng lập luận rằng cứ để
cho Pháp, Mỹ xâm lược, đô hộ có khi nước ta giờ sẽ phát triển như Hàn Quốc, Nhật
Bản, Thái Lan…Chúng không đề cập đến vấn đề như chiến tranh xâm lược, văn hóa,
con người Việt Nam từ đó quy chụp, đổ lỗi cho Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ
XHCN. Nếu lật lại vấn đề như họ thì phải là nếu Việt Nam cứ để cho Trung Quốc
đô hộ thì có khi giàu hơn cả Hàn, Nhật, Singapo…Nếu với quan điểm xét lại lịch
sử, xuyên tạc, phủ nhận lịch sử như vậy thì không có ai có lỗi, không có ai là
xâm lược, không có cuộc chiến chính nghĩa và chiến tranh xâm lược, sẽ không còn
văn hóa Việt Nam, không còn nước Việt Nam trên bản đồ quốc tế nữa.
Thứ ba, đổi trắng thay đen, nâng công, giảm
tội cho nhứng kẻ mà lịch sử đã phán xét khách quan.
Điều này thể hiện rõ nét ở một số vấn đề, chẳng hạn họ cho rằng nhà Mạc có công cứu đất nước
thoát khỏi họa chiến tranh nhờ cắt một phần đất đai dâng cho phương Bắc, tương
tự như vậy họ nâng công Phan Thanh Giản khi ký hòa ước cắt ba tỉnh, sau đó là cả
Nam bộ cho thực dân Pháp (kẻ mà ông cha ta đã nói: “Phan, Lâm mãi quốc, Triều
đình khí dân”, rồi như họ nâng công cho Ngụy quyền Sài Gòn khi giao Hoàng Sa
cho Trung Quốc… Đó là những hành động có ngụy biện kiểu gì cũng không thể chối
cãi được là họ đã bán nước, họ đã đi ngược lại với nguyện vọng quyết tâm đánh
đuổi giặc ngoại xâm của toàn thể nhân dân ta, họ đã đi ngược lại với lịch sử,
truyền thống hào hùng của dân tộc ta.
Ở đây nếu cứ theo
cái quan điểm “quái gở”:“khách
quan, đổi mới, toàn thể, văn hóa” do họ nghĩ ra thì sẽ chẳng có ai là chính
diện và phản diện, chẳng có ai là lương thiện, chân chính, chẳng có ai là xâm
lược nữa và bao nhiêu hy sinh, mất mát của dân tộc ta, nhân dân ta cũng chỉ là
vô nghĩa, chỉ ngang hàng với “bọn bán nước cầu vinh”, thậm chí những anh hùng bị
đào lên “vạch tội”, nói như Tố Hữu “… Cả đàn sói chồm lên, cắn vào lịch sử Cào
chiến công, xé cả xác anh hùng”.
Thực
tế, ở đây là âm mưu rất thâm độc, nguy hiểm của các thế lực thù địch, phản động.
Điều đó được biểu hiện ở
một số điểm sau đây:
Thứ nhất, làm
lẫn lộn giữa chính sử và ngụy sử, giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa người có
công và kẻ có tội, giữa vai trò lãnh đạo của Đảng, chế độ XHCN với bọn ngụy
quân ngụy quyền.
Thứ hai, làm mất
niềm tin của nhân dân vào Đảng, Bác Hồ và chế độ và làm cho nhân dân ta từ chỗ
tin yêu, quý trọng Đảng, Bác Hồ, chế độ XHCN đến phai nhạt, mất niềm tin, thậm
chí đến cung bậc cao nhất là căm ghét, hạ bệ, phủ nhận.
Thứ ba, từ đó
sẽ dẫn đến một hiện tượng coi thù là bạn, coi giặc là anh em, coi cuộc chiến
tranh xâm lược, phi nghĩa là chính nghĩa, tất yếu sẽ dẫn đến phủ nhận toàn bộ
thành quả cách mạng của Đảng, nhân dân, dân tộc ta đã tiến hành, từ đó tất yếu
sẽ phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong lịch sử cũng như trong hiện tại. Ở
chiều ngược lại sẽ cổ súy, coi trọng, khẳng định vai trò của kẻ thù mà thực chất
chúng là muốn lật đổ chế độ XHCN thay vào đó là một chính thể mới tiếp tục là
tay sai, quân bài của Mỹ ở Đông Nam Á như kiểu ở Nam Tư, Syria, Iraq…
Thứ tư, trong
bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và những diễn biến mới của
công tác xây dựng Đảng, đổi mới, phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ, phòng chống tham nhũng; trước thực trạng yếu kém của ta trong nhiều
lĩnh vực hiện nay, âm mưu xét lại, bôi nhọ, xuyên tạc, phủ nhận lịch sử của các
thế lực thù địch, phản động sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm, nếu không được nhận diện
đúng đắn và ngăn chặn kịp thời nó rất có thể cộng hưởng với tâm lý bất mãn
chính trị, tâm lý hoài nghi con đường đi lên CNXH ở nước ta, tâm lý chống phá
cách mạng, tâm lý hoang mang, lo lắng, tâm lý bài nội, sùng ngoại, sùng bái
Phương Tây ở một bộ phận nhân dân nhất là giới trẻ hiện nay… Từ đó sẽ hình
thành, phát triển các lực lượng chống phá trong nước bên cạnh sự tác động từ
bên ngoài.
Trên đây, là sự
nguy hiểm của âm mưu xét lại, bôi nhọ,
xuyên tạc, phủ nhận lịch sử của các thế lực thù địch, phản động trong giai đoạn
hiện nay. Do đó, các cấp các ngành, mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên phải
nhận diện đúng đắn bản chất của nó, đồng thời phải có những hành động cụ thể
kiên quyết đấu tranh tuyên truyền vạch trần bộ mặt thật của chúng, không ngừng
nâng cao nhận thức, bản lĩnh, ý chí cách mạng, góp phần làm thất bại âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực thù địch, phản động, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong giai đoạn hiện nay.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa