Sau thế chiến thứ
2, tiềm lực suy yếu Pháp không thể duy trì hệ thống thuộc địa như trước. Nhiều
thuộc địa đã nhân cơ hội này nổi lên dành độc lập. Đặc biệt Guinea đã không chịu
tham gia vào liên hiệp Pháp và tuyên bố độc lập, đáp lại hành động này 3000 người
Pháp rời khỏi Guinea sau khi đốt phá hết trường học, nhà trẻ, các tòa nhà hành
chính công, xe ô tô, sách vở, thuốc men, dụng cụ viện nghiên cứu, máy kéo đã được
nghiền nát và phá hoại, ngựa, bò trong các trang trại đã bị giết chết, và thực
phẩm trong nhà kho đã bị cháy hoặc bị nhiễm độc. Hành động này của Pháp là sự
“dằn mặt” với các thuộc địa khác nếu làm như Guinea thì đất nước sẽ về thời kì
đồ đá.
Sợ đất nước của
mình sẽ giống như Guinea các nước châu Phi khác mà tiên phong là Togo buộc phải
trả cho Pháp một khoản tiền hàng năm, gọi là "trả cho các lợi ích mà họ đã
nhận được từ Pháp trong thời thuộc địa". Năm 1963, khoản tiền này chiếm
40% ngân sách của Togo. Và đó là " điều kiện duy nhất để người Pháp không
để tiêu diệt đất nước trước khi rời khỏi".
Và dưới đây là một
số điều khoản “bình đẳng-tự do- bác ái” mà các nước châu Phi phải kí với Pháp để
có được nền độc lập năm 1950:
1. Hoàn trả chi
phí “xây dựng thuộc địa” vì lợi ích của thực dân Pháp:
Các quốc gia mới
“độc lập” phải trả tiền cho cơ sở hạ tầng do Pháp xây dựng trong thời kỳ khai
thác thuộc địa.
2. Tự động thu nộp
dự trữ quốc gia:
Các nước châu
Phi bị buộc phải gửi dự trữ tiền tệ quốc gia của họ vào ngân hàng trung ương
Pháp, gồm 14 quốc gia châu Phi vẫn bị khống chế kể từ năm 1961: Benin, Burkina
Faso, Guinea-Bissau, Bờ Biển Ngà, Mali, Niger, Senegal, Togo, Cameroon, Cộng
hòa Trung Phi, Chad, Congo-Brazzaville, Guinea Xích đạo và Gabon.
Người ta ước
tính nước Pháp thường xuyên nắm giữ gần 500 tỷ đô la tiền của các nước châu Phi
nói trên trong kho bạc của mình, và họ sẽ làm bất cứ điều gì để chống lại bất cứ
ai muốn làm sáng tỏ bản chất vấn đề thực dân cướp bóc đó.
Các nước châu
Phi không có quyền tiếp cận số tiền đó của mình, Pháp cho phép họ chỉ được sử dụng
15% số tiền trong bất kỳ năm nào. Nếu họ cần nhiều hơn thế, họ phải vay thêm từ
chính tiền của mình trong Kho bạc Pháp với lãi suất thương mại.
Để làm cho mọi
thứ trở nên bi thảm hơn, Pháp áp đặt một giới hạn về số tiền mà các nước có thể
vay thêm từ dự trữ của mình. Mức trần được ấn định ở mức 20% GDP của họ trong
năm trước. Nếu các nước cần vay hơn 20% tiền của họ, Pháp có quyền phủ quyết.
3. Pháp có quyền
phủ quyết về việc khai thác, sử dụng bất kỳ nguồn tài nguyên nào mới được phát
hiện ở các nước châu Phi:
Pháp có quyền là
người đầu tiên được mua bất kỳ tài nguyên thiên nhiên nào được tìm thấy trong
vùng đất thuộc địa cũ của nó. Chỉ sau khi Pháp nói: “Tôi không quan tâm”, thì
các nước châu Phi mới được phép tìm kiếm các đối tác khác.
4. Ưu tiên các lợi
ích của các công ty Pháp trong mua sắm công khai và đấu thầu công khai:
Trong các hợp đồng
chính phủ, các công ty Pháp phải được ưu tiên đầu tiên, và chỉ sau đó các nước
châu Phi mới có thể tìm kiếm các đối tác khác, bất kể các đối tác khác có năng
lực tốt hơn và đem lại hiệu quả hơn đến như thế nào.
Kết quả của điều
này là, ở các thuộc địa cũ ở châu Phi của Pháp, tất cả các tài sản lớn quốc gia
đều nằm trong tay của những người Pháp.
5. Pháp độc quyền
cung cấp thiết bị quân sự và đào tạo quân đội các quốc gia châu Phi:
Thông qua các
chương trình học bổng, trợ cấp và “Hiệp định quốc phòng” phức tạp gắn liền với
Hiệp ước thuộc địa, người châu Phi buộc phải gửi các sĩ quan quân đội của họ đến
đào tạo tại Pháp hoặc các cơ sở đào tạo bên ngoài của Pháp. Chính từ đó, Pháp
đã đào tạo hàng trăm, thậm chí hàng ngàn kẻ phản bội châu Phi và nuôi dưỡng họ.
Họ sẽ được kích hoạt khi cần thiết cho một cuộc đảo chính hoặc bất kỳ mục đích
quân sự – chính trị nào khác!
6. Quyền ưu tiên
của Pháp về việc triển khai quân đội và can thiệp quân sự tới các nước châu
Phi:
Dưới cái gọi là
“Hiệp định quốc phòng” gắn liền với Hiệp ước thuộc địa, Pháp có quyền can thiệp
quân sự ở các nước châu Phi, và cũng có quyền đóng quân vĩnh viễn tại các căn cứ
và các cơ sở quân sự ở các quốc gia châu Phi.
7. Châu Phi có
nghĩa vụ sử dụng tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của quốc gia và ngôn ngữ cho
giáo dục:
Oui, Monsieur.
Vous devez parlez français, la langue de Molière! – Đúng vậy, thưa các ngài,
các ngài phải nói tiếng Pháp, ngôn ngữ của Molière!
8. Nghĩa vụ phải
sử dụng tiền FCFA, đồng tiền thực dân của Pháp:
Đây là con bò sữa
thực sự của Pháp, nhưng đó là một hệ thống tàn ác, khiến thậm chí Liên minh
châu Âu cũng phải tố cáo, nhưng Pháp không hề có động thái nào để thay đổi hệ
thống thuộc địa đó, khi nó đem lại khoảng 500 tỷ đô la từ châu Phi đến kho bạc
của Pháp.
9. Các nước châu
Phi có nghĩa vụ phải gửi báo cáo dự trữ và thu nhập quốc gia hàng năm cho Pháp:
Không có báo
cáo, sẽ không có tiền!
10. Các nước
châu Phi không được phép tham gia liên minh quân sự với bất kỳ quốc gia nào
khác, trừ khi được Pháp ủy quyền:
Pháp cấm các nước
thuộc địa cũ của mình tìm kiếm bất kỳ liên minh quân sự nào khác, ngoại trừ một
liên minh do Pháp lập ra cho họ.
11. Nghĩa vụ trở
thành đồng minh với Pháp khi có chiến tranh hoặc khủng hoảng toàn cầu:
Hơn một triệu
lính châu Phi đã chiến đấu, đem lại sự thất bại của chủ nghĩa khủng bố và chủ
nghĩa phát xít trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng đóng góp của họ
thường bị bỏ qua hoặc hạ thấp.
Hãy nhớ rằng,
người Đức chỉ mất 6 tuần để đánh bại Pháp vào năm 1940, và Pháp biết rằng người
châu Phi có thể hữu ích để chiến đấu cho lợi ích của nước Pháp trong tương lai.
Bởi vậy, người châu Phi vẫn bị buộc phải sẵn sàng cầm súng để đổ máu cho nước
Pháp.
Không thể chấp nhận việc đi xâm lược nước khác lại còn đòi tiền thuế thuộc địa
Trả lờiXóa