Quốc Chu
Hàng năm, cứ đến dịp kỷ niệm Đại thắng mùa Xuân 1975 là các
thế lực thù địch, phản động lại tung ra nhiều luận điệu bịa đặt, xuyên tạc ý
nghĩa của sự kiện này. Trên một số website, blog, tài khoản mạng xã hội cá
nhân, bằng cách đưa ra những nguồn “sử liệu” không có kiểm chứng, một số kẻngụy
biện rằng “đây là cuộc nội chiến” - chiến tranh giữa những người Việt Nam - cuộc
chiến giữa hai miền Nam - Bắc Việt Nam. Và rằng “đó là cuộc chiến tranh chống Cộng
sản Bắc Việt xâm lăng miền Nam nhưng do chính quyền Việt Nam Cộng hòa kém cỏi
nên đã thảm bại”! Đặc biệt, có kẻ còn mối hận thù trong lòng đã coi ngày đại thắng
30-4-1975 của toàn dân tộc là “nỗi tang thương to lớn”, là “ngày quốc hận”!..
Khỏi phải nói những luận điệu như thế là phi lý, phi lịch sử!
Ngay sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Việt Nam tạm thời bị chia hai,
nhưng bản tuyên bố cuối cùng của Hiệp định còn ghi rõ cuộc Tổng tuyển cử sẽ được
tổ chức vào tháng 7-1956. Thực hiện nghiêm túc Hiệp định, Đảng, Nhà nước ta muốn
thực hiện một cuộc Tổng tuyển cử dân chủ trên phạm vi cả nước, nhằm thống nhất
đất nước trong hòa bình. Nhưng nguyện vọng chính đáng đó đã không trở thành hiện
thực bởi sự từ chối thẳng thừng của chính quyền Việt Nam cộng hòa do Mỹ dựng
lên. Thay vào đó, quân viễn chinh Mỹ ồ ạt kéo vào miền Nam Việt Nam. Do vậy, về
bản chất, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam là cuộc đối
đầu giữa nhân dân Việt Nam chống lại đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai nhằm giành
độc lập, tự do cho dân tộc. Đó hoàn toàn không phải là cuộc “nội chiến” giữa
hai miền Nam - Bắc do xung đột về ý thức hệ như những luận điệu xuyên tạc lịch
sử tuyên truyền.
Đối với nhân dân Việt Nam, chiến thắng ngày 30/4/1975 không
phải là một thắng lợi dễ dàng, mà đó là “chiến thắng lớn từ hy sinh lớn lao mà
dân tộc Việt Nam đã trải qua trong suốt 21 năm dài đằng đẵng”. Với hơn 3 triệu
đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống; hàng vạn làng mạc, thành phố bị san phẳng; nhiều
di chứng của cuộc chiến đến nay vẫn dày vò hàng chục vạn gia đình, nhưng vượt
qua những mất mát đau thương, chúng ta đã để lại cho hậu thế và bạn bè quốc tế
sự kính trọng và nể phục về tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường. Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IV (năm 1976) của Đảng khẳng định: Năm tháng sẽ trôi
qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi
nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng
và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của
thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu
sắc.
Sự thật lịch sử về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế
quốc Mỹ xâm lược, được cả thế giới, trong đó, có nhân dân Mỹ đồng tình ủng hộ,
thừa nhận, ngợi ca, rằng: Việt Nam là lương tri của thời đại, biểu tượng của phẩm
giá con người, là đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ngọn cờ đầu của
phong trào chống thực dân, đế quốc, giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX, v.v. Cuộc
kháng chiến chống Mỹ xâm lược đã qua đi hàng nửa thế kỷ, các nhà sử học, trí thức,
tướng lĩnh và chính giới ở Mỹ trong nhiều cuốn sách, bài báo, hồi ức, tổng kết
về chiến tranh đã thừa nhận những sai lầm và thất bại của họ khi xâm lược Việt
Nam.
Một dẫn chứng nữa có đủ tầm
ảnh hưởng và sức thuyết phục để phản bác lại quan điểm trên, đó là trong chuyến
thăm chính thức Việt Nam, tháng 11-2000, Tổng thống Mỹ B. Clin-tơn đã nói: “Nhiều
người ở Mỹ đã hiểu sai, lầm tưởng rằng họ sang chiến đấu để giúp người Việt Nam
được tự do và tự quyết”.
Trước sự xuyên tạc lịch sử dân tộc của các thế lực thù địch
nhằm đẩy mạnh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, hơn lúc nào hết
chúng ta phải đẩy mạnh tuyên truyền lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc tới
mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.Bởi quên tổ tiên, quên công lao
của thế hệ đi trước, không biết đến những năm tháng bi tráng, hào hùng trong lịch
sử dân tộc là vô cùng nguy hại! Sẽ là một bi kịch cho tương lai đất nước nếu thế
hệ trẻ thờ ơ, thậm chí quay lưng với lịch sử dân tộc. Không ai mong đất nước có
chiến tranh, nhưng “kẻ thù buộc ta ôm cây súng” để chiến đấu giải phóng dân tộc.
Thử hỏi, nếu không có sự hy sinh xương máu của lớp lớp các Anh hùng liệt sĩ,
thì làm sao chúng ta có được cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc như ngày hôm
nay?
Do đó, các cấp, ngành, đơn vị và địa phương cần phải đẩy mạnh
công tác giáo dục truyền thống lịch sử; tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa, vai
trò, sự cần thiết của công tác giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ. Chỉ
có làm cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu sâu sắc được lịch sử dân tộc
thì mới ngăn chặn được âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch xuyên tạc lịch
sử dân tộc. Đó cũng là biện pháp để ngăn chặn biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ, đặc biệt là biểu hiện xuyên tạc lịch sử dân tộc, qua
đó để những trang vàng lịch sử dân tộc Việt Nam tiếp tục được viết tiếp, được
lưu truyền cho con cháu muôn đời mai sau./.
Chiến thắng 30/4/1975 là chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần đoàn kết của cả dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam. Giá trị lịch sử và thời đại của chiến thắng 30/4 là không thể phủ nhận. Chúng ta cần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh đập tan mọi luận điệu xuyên tạc lịch sử của thế thù địch và các phần tử phản động.
Trả lờiXóa