Sơn Từ
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn
giáo. Những năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, tạo điều kiện, đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, trong
đó có cả người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Tuy nhiên, các thế lực
thù địch đã tìm cách hình thành, phát triển các tà đạo nhằm xâm phạm an ninh
chính trị và trật tự an toàn xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm
hình thành các lực lượng đối lập với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Theo Từ điển tiếng Việt: “Tà đạo là đạo giáo
chuyên dùng bùa phép mê hoặc người, đường lối sai quấy không chính đáng”. Còn
theo từ điển Bách khoa Công an nhân dân thì "tà đạo” là “tà giáo”, đối nghịch
với tôn giáo truyền thống… Chữ “tà” có nghĩa là lệch công, gian trá trái với chữ
“chính". Để có một cái nhìn khái quát, nhận diện về hoạt động “đạo lạ”,
“tà đạo”, có thể căn cứ vào bảy đặc điểm sau:
Về
người đứng đầu: Luôn tự đề cao, đánh bóng… bản thân mình (“Phật”, “Thánh”,
“Thần”…), nhiều người trước khi tạo dựng “tà đạo” còn mắc bệnh tâm thần hoặc từ
nước ngoài tuyên truyền phát triển vào trong nước.
Về
lý thuyết, “giáo lý”, “giáo luật”: Được sao chép, cải biên từ lý thuyết,
giáo lý, giáo luật của các tôn giáo truyền thống, nên đã có những điều răn hướng
thiện, an ủi người dân về mặt tinh thần trước những bất hạnh, khó khăn trong cuộc
sống (đây là điểm làm cho các “tà đạo” có thể tồn tại). Tuy nhiên, có “tà đạo”
nội dung giáo lý trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc, phản văn hóa, phản khoa
học (khuyên người ốm không dùng thuốc, chỉ cần cúng, dâng hoa, cầu nguyện, dùng
“nước thánh”, “thuốc Phật”…), trái với quy luật tự nhiên, lợi dụng các tà thuyết
về “ngày tận thế” hoặc gắn với các nhu cầu về sức khỏe để lôi kéo, mê hoặc, khống
chế người dân.
Về mục đích hoạt động: Hầu hết các “tà đạo” đều có mục đích là phục
vụ người cầm đầu (“giáo chủ”) và các đối tượng cốt cán, tay chân của
chúng…(thông qua thu lệ phí “quy y”, bán “bùa”, “kinh sách”, “thuốc chữa bệnh”…).
Về hành đạo, thực hiện các nghi lễ: Mang yếu
tố mê muội, mê tín dị đoan, lừa bịp người dân tin theo, phản khoa học, trái với
những nghi lễ truyền thống, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc… Đặc biệt
là thần thánh hóa Lãnh tụ, các bậc Thánh hiền, danh nhân, anh hùng dân tộc…
Về phương thức hoạt động: Thường xuyên thay đổi địa điểm tránh sự phát
hiện, xử lý của chính quyền; lợi dụng sơ hở của pháp luật trong việc quản lý của
chính quyền cơ sở để tuyên truyền phát triển “tà đạo”; tán phát tài liệu tuyên
truyền ở những nơi công cộng, nơi tập trung đông dân cư; tập luyện “dưỡng sinh”
ở công viên, quảng trường, vườn hoa; lợi dụng những vùng khó khăn, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức còn thấp, điều kiện sống, chăm sóc sức
khỏe còn khó khăn để lừa bịp, lôi kéo, khống chế…
Về đối tượng tin theo: Phần lớn là những người gặp rủi ro, bế tắc
trong cuộc sống, ốm đau, bệnh tật, nghèo khó; những người có trình độ văn hóa
thấp, ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hoặc một số ít người
là cán bộ các cơ quan chính quyền và nhất là số cán bộ nguyên là lãnh đạo các
ngành, giáo sư, tiến sỹ nghỉ hưu nhận thức còn mơ hồ về tà đạo này nên đã tiếp
tay cho “tà đạo” hoạt động.
Các “tà đạo” sùng bái và thần thánh hóa người
cầm đầu, khác với tôn giáo truyền thống: đối tượng sùng bái là những bậc Thánh
hiền, thần thánh hóa Lãnh tụ, siêu trần, thoát thế… tôn giáo truyền thống phát
huy được tác dụng hướng thiện, nâng đỡ cuộc sống con người; “tà đạo” thường có
tư tưởng cực đoan, chống lại hiện thực xã hội, thực hành lối sống phi pháp,
quyên góp, bóp nặn tiền của người dân.
Trong những năm qua tại Việt Nam, tà đạo thường
xuất hiện và phát triển mạnh ở vùng nông thôn, vùng sâu xa, nhất là địa bàn Tây
Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc. Các tổ chức này đã thu hút được một số lượng người
tin theo, trong đó có tà đạo đã lôi kéo hàng nghìn người tham gia, sinh hoạt tại
nhiều địa phương, như: Tin lành Đề Ga, Hà Mòn, Pháp Luân Công... và đặc biệt gần
đây là tà đạo Hội Thánh đức Chúa Trời, dù mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam chưa
lâu nhưng đã phát triển mạnh và hoạt động bất hợp pháp ở hơn 20 tỉnh, thành phố
với hàng nghìn người tham gia, nhất là ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thái
Bình, Thanh Hóa…
Mục đích chính của việc hình thành và phát triển tà đạo là nhằm mục đích
trục lợi cá nhân, như yêu cầu người tin theo phải đóng góp tiền của, công sức
xây dựng mới hay tu sửa nơi thờ tự, phục vụ hoạt động duy trì và phát triển tổ
chức của các đối tượng cầm đầu, cốt cán. Số đối tượng cầm đầu thường triệt để lợi
dụng những vấn đề bức xúc, khó khăn mà người dân không tự giải quyết được để
tác động, lôi kéo họ dựa vào niềm tin tâm linh nhằm giải thoát những vướng mắc
về tâm lý và tư tưởng đang nảy sinh. Vì vậy, chính quyền các cấp có trách nhiệm
tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân không nghe, không tin, không theo
các loại tà đạo này./.
Tà đạo là hoạt động trái pháp luật, xâm phạm an ninh trật tự, trái với thuần phong mỹ tục, xuyên tạc lịch sử, phá hoại khối đoàn kết dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; vì vậy chúng ta cần nhận diện và tránh xa chúng.
Trả lờiXóa