Đạm Đạt
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
tháng 4.1975, tướng Lê Đức Anh là chỉ huy một trong 5 cánh quân tiến công trên
hướng Tây - Tây Nam Sài Gòn, để làm nên trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.
Được phong vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng
Sau các chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng toàn thắng,
đồng thời liên tiếp đánh tan quân đội chế độ Sài Gòn dọc duyên hải miền Trung,
chọc thủng các tuyến phòng thủ Phan Rang, Xuân Lộc, các lực lượng quân giải
phóng đã sẵn sàng cho trận đánh cuối cùng vào sào huyệt kẻ thù.
Ngày 14.4.1975, Bộ Chính trị đồng ý chiến dịch tổng tiến
công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh. Chiến dịch
do Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng làm Tư lệnh, ông Phạm Hùng, Ủy
viên Bộ Chính trị làm Chính ủy; các Phó Tư lệnh gồm: Thượng tướng Trần Văn Trà,
Trung tướng Lê Trọng Tấn, Trung tướng Đinh Đức Thiện, Trung tướng Lê Đức Anh;
Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị là Trung tướng Lê Quang Hòa và quyền Tham
mưu trưởng là Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền.
Tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử gồm 5 quân đoàn, với
trên dưới 15 sư đoàn. Phân phối lực lượng của chiến dịch gồm Quân đoàn 1 tiến
công từ hướng Bắc, Quân đoàn 2 đánh từ hướng Đông Nam, Quân đoàn 3 từ hướng Tây
Bắc và Quân đoàn 4 từ hướng Đông Bắc.
Riêng hướng Tây - Tây Nam, hướng Đồng bằng Sông Cửu Long, Bộ
Chỉ huy miền xác định là hướng khó nhất vì phải băng qua rất nhiều cánh đồng
sình lầy, chỉ có quốc lộ 4 là con đường giao thông huyết mạch.
Nhiệm vụ của hướng tấn công này là hình thành thế trận vu
hồi, nhanh chóng chia cắt quân địch trên tuyến quốc lộ số 4 để quân địch ở Sài
Gòn không thể co cụm xuống cố thủ ở Cần Thơ, cũng như quân địch ở Quân đoàn 4,
Quân khu 4 cũng không thể kéo về ứng cứu cho Sài Gòn.
Ở hướng này, các lực lượng chủ lực của Bộ tư lệnh Miền gồm
các sư đoàn 3, 5, 9 và các trung đoàn độc lập, các đơn vị đặc công, tăng thiết
giáp, pháo binh được tập hợp thành một đơn vị cấp quân đoàn với phiên hiệu Đoàn
232, do Thiếu tướng Nguyễn Minh Châu (Năm Ngà) làm Tư lệnh Đoàn, Đại tá Trần
Văn Phác làm Chính ủy.
Toàn bộ cánh quân phía Tây Nam do Trung tướng Lê Đức Anh làm
Tư lệnh, Thiếu tướng Lê Văn Tưởng làm Chính ủy.
Trước chiến dịch Hồ Chí Minh, tướng Lê Đức Anh giữ nhiệm vụ
Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, và là một trong hai người được phong vượt
cấp từ Đại tá lên Trung tướng tháng 4.1974 (cùng với tướng Đồng Sĩ Nguyên – Tư
lệnh Binh đoàn TrườngSơn).
Chúng ta phải luôn nhớ đến công lao của những người đã xả thân vì nước
Trả lờiXóa