Trước khi cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 diễn ra, Việt Nam
cùng với Thái Lan, Hawaii và cả Singapore đều được cho là những nơi nằm trong
danh sách lựa chọn để tổ chức hội nghị. Điều kỳ lạ là trong khi chính Tổng
thống Mỹ Donal Trump là người thông báo về việc lựa chọn Việt Nam làm nơi tổ
chức cuộc gặp thượng đỉnh giữa Mỹ - Triều, thì Phạm Đình Trọng, với nhãn quan
của một “thầy bói xem voi”, lại hùng hồn tuyên bố “ông tóc vàng” - tức
Tổng thống Trump - “vốn thừa lòng tự tin thì nơi
gặp không cần bận tâm”. Riêng với Chủ tịch Kim Jong Un, thì Y lại
cho rằng: “Nơi ông có mặt ngoài đất nước của ông… tốt
nhất là chọn đất nước có chế độ độc tài một đảng cầm quyền… đáp ứng được tiêu
chí khắt khe đó chỉ có Việt Nam”.
Xin nói để “thầy bói” Phạm Đình Trọng thấy cho rõ, việc chọn Việt
Nam làm địa điểm tổ chức cuộc gặp Mỹ – Triều mang tính biểu tượng cao là nhận
định của rất nhiều nhà quan sát, nó không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của Việt
Nam hay bất kỳ ai, nhất là những kẻ như Phạm Đình Trọng. Cụ thể, với Mỹ, điều
này phù hợp với kỳ vọng của họ về việc Triều Tiên đi theo con đường Việt Nam
trong cải cách kinh tế. Với Triều Tiên, Việt Nam là biểu tượng cho nỗ lực thống
nhất dân tộc. Thực tế là tất cả các bên đều tin tưởng Việt Nam là một nước chủ
nhà trung lập, có đủ năng lực để cung cấp môi trường an ninh chất lượng cao cho
cuộc gặp thượng đỉnh này. Mặt khác, theo các chuyên gia phân tích, Hawaii,
Singapore và Thái Lan vẫn chưa hội tụ đủ những yếu tố cần thiết đảm bảo cho
cuộc gặp, nhất là những bất ổn về tình hình chính trị ở Thái Lan và nguy cơ an
ninh trong bối cảnh có thể có biểu tình trước thềm cuộc bầu cử của nước này vào
ngày 24/3/2019. Hơn thế nữa, Tổng thống Trump, ngay trong năm đầu nhiệm kỳ của
mình đã đến Đà Nẵng và Hà Nội. Qua 2 lần đến Việt Nam, ông Trump và những người
làm công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho ông hoàn toàn có cơ sở thực tế để
đánh giá tình hình an ninh ở Việt Nam. Vậy mà Phạm Đình Trọng căn cứ vào đâu để
phán bừa rằng: “Việt Nam được lựa chọn làm nơi tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ
– Triều như là sự cực chẳng đã…”
Rõ ràng, không chỉ là một “thầy bói xem voi” có “con mắt tinh
tường”, Phạm Đình Trọng thể hiện là một “tay ngang”, “lý sự cùn” đại tài như
cách nói khôi hài của cư dân mạng xã hội thường dành cho những nhà dân chủ giả
hiệu. Nếu lão thầy bói mù trong chuyện xưa sờ đuôi voi mà phán con voi như cái
chổi xể thì còn có thể nghe được. Đằng này, kẻ có đủ cả 5 giác quan như Phạm
Đình Trọng mà phán vậy là không thể chấp nhận được. Từ việc đảm bảo an ninh, an
toàn cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 tại Hà Nội, Phạm Đình Trọng lại
“bẻ lái”, quay ra xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, Y
nói “mọi ngả đường Trump và Un đi qua an ninh mật vụ giăng quân bịt
bùng vây kín quanh nhà hàng trăm người dân ở Hà Nội và Sài Gòn, không cho người
dân ra khỏi nhà, ngang nhiên tước đoạt quyền cơ bản của con người”.
Có lẽ ai cũng hiểu, không riêng gì ông Trump, mà bất kỳ vị Tổng thống Mỹ hay
bất kỳ một nguyên thủ quốc gia nào, việc đảm bảo an ninh, an toàn cho các yếu
nhân, đó là một yêu cầu bắt buộc trong ngoại giao quốc tế. Và với Việt Nam –
địa điểm được chọn làm nơi tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh lần 2 Mỹ – Triều, thì
việc tăng cường an ninh ở những nơi diễn ra hội nghị và những nơi 2 vị lãnh đạo
Mỹ – Triệu có mặt là điều hoàn toàn bình thường, không cần bàn cãi.
Xuyên tạc tình hình thực tế ở Việt Nam, trắng trợn hơn, Y còn cho
rằng: “Suốt gần nửa thế kỷ qua, Việt Nam là một trung tâm xung đột giữa
những giá trị nhân văn với bạo lực độc tài”, rồi Y than thở cho báo
chí, cho nhân dân… đã không dám đứng lên giành quyền làm chủ đất nước. Nực cười
hơn, Phạm Đình Trọng còn lớn tiếng “Cộng sản là cội nguồn gây xung
đột thế giới”. Cứ nhìn thực tế các cuộc chiến tranh trong lịch sử và
các điểm nóng xung đột hiện nay trên thế giới là đủ hiểu: ai, lực lượng nào,
thế lực nào thường xuyên đem quân đội đi xâm lược nước khác, lấy việc can thiệp
vào công việc nội bộ của các quốc gia dân tộc có chủ quyền để làm bàn đạp, phục
vụ cho các mưu đồ đen tối? – chỉ có thể là chủ nghĩa đế quốc, bá quyền nước
lớn. Đến đây cái đuôi của con cáo cuối cùng cũng lòi ra. Phạm Đình Trọng đã lộ
nguyên hình của một kẻ cơ hội, phản động, mượn sự kiện gặp gỡ Mỹ – Triều ở Việt
Nam để xuyên tạc, kích động biểu tình chống Đảng, Nhà nước.
Với những kẻ “không nghe, không thấy, không biết”, nhưng chuyên
phán bừa như “thầy bói” Trọng, dân ta thừa hiểu câu chuyện của Y là nhảm nhí,
không cần quan tâm và thường vo viên, vứt vào sọt rác. Chúng ta cần cảnh giác
và kiên quyết loại bỏ những tư tưởng, nhưng phần tử lệch lạc như Phạm Đình
Trọng ra khỏi đời sống xã hội, không để những phần tử phản động làm bẩn đục môi
trường hòa bình, ổn định của chúng ta./.
BibinNguyen
rất sâu sắc
Trả lờiXóaTất cả những kẻ phản quốc, hại dân phải bị trừng trị thật nghiêm khắc
Trả lờiXóa