Hoạt động lợi dụng vấn
đề "xã hội dân sự" là một trong những phương thức, thủ đoạn mà các thế lực thù địch đang tiến hành với
âm mưu thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn lật đổ,
"cách mạng màu" đối với cách mạng Việt Nam.
Trong những năm gần đây, các thế lực thù địch, phản động
đẩy mạnh thực hiện chiến lược "diễn biền hòa bình", lợi dụng các vấn
đề "dân chủ", "nhân quyền", "xã hội dân sự", dân
tộc, tôn giáo và những yếu kém, sơ hở, mất cảnh giác để xuyên tạc, bóp méo tình
hình; cổ súy cho lối sống hưởng thụ, thực dụng, ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa; câu
kết với các phần tử cơ hội và bất mãn chính trị hoạt động ráo riết, chống phá
cách mạng ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn.
Hiện nay, "xã hội dân sự" là đối tượng được
quan tâm đặc biệt trong các nghiên cứu của nhiều học giả,
nhà khoa học, nhà quản lý và hoạch định chính sách ở cầp độ toàn cầu. Điều đó
cho thấy tính thời sự và sức "nóng" mà xã hội dân sự mang lại cho chính trị quốc tế nói chung, nền chính trị khu vực
và của mỗi quốc gia nói riêng, nhất là những xung
đột, bất ổn định của đời sống quốc tế và những vấn đề liên quan đến xã hội dân
sự trong những năm gần đây. Vậy, có thể nhận diện "xã hội dân sự" như
thế nào?
Thuật ngữ "xã hội dân sự" (Civil Society) có nguồn gốc từ phương
Tây. Để hiểu về thực thể xã hội dân sự, chúng ta tiếp cận thông qua nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước.
Theo quan điểm của C.Mác, xã hội
dân sự chỉ xuất hiện trong chế độ tư bản chủ nghĩa, từ khi
giai cấp tư sản nắm quyền thống trị: C.Mác cho rằng, xã hội dân sự là một phương tiện khác
để tăng thêm lợi ích của giai cấp thống trị trong chủ nghĩa tư bản, bản chất của
xã hội dân sự vẫn là chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, C.Mác cũng nhận thấy ở xã hội
dân sự vấn đề cốt lõi chính là việc huy động sự tham gia của quần chúng, các hội,
đoàn thể quần chúng đối với tiến trình lịch sử xã hội.
Trên cơ sở quan điểm của C.Mác, cùng với sự tổng kết các quan điểm về xã hội
dân sự, có thể đi đến một sự khái quát chung như sau:
Xã hội dân sự là tập hợp các mối quan hệ giữa các cá nhân trong khuôn khổ của
một quốc gia - dân tộc, được xác định vói những đặc tính cơ bản như: tính tự
nguyện, tính phi lợi nhuận và tính tự quản. Xã hội dân sự được xem là lĩnh vực
nằm cạnh và độc lập với thị trường và nhà nước.
Trong khái niệm này nổi lên những dấu hiệu bản chất của thuật ngữ xã hội
dân sự như sau:
Thứ nhất, xã hội dân sự là "những hoạt động tập thể tự
nguyện". Những hoạt động này mang tính tập thể, tức là thuộc lĩnh vực hoạt
động công cộng - phân biệt với những lĩnh vực riêng tư, cá nhân. Chúng mang
tính tự nguyện, dựa trên những nguyên tắc đạo đức được chia sẻ và không bị ép
buộc, không bị dẫn dắt bởi ý chí chính trị hay bởi mục tiêu lợi nhuận.
Thứ hai, xã hội dân sự phân biệt với thị trường bởi tính chất
phi lợi nhuận trong các hoạt động của nó. Các dịch vụ hay sản phẩm mà những tổ
chức thuộc xã hội dân sự cung ứng là miễn phí và mang tính công ích.
Thứ ba, xã hội dân sự tồn tại dưới dạng những tổ chức và thiết chế mang tính tự quản. Những tổ chức, nhóm, nghiệp
đoàn... của xã hội dân sự hoạt động trên
cơ sở luật pháp, nhưng lại không đi theo ý chí của nhà nước và không bị dẫn dắt bởi thị trường.
Chúng có những mục tiêu và tôn chỉ riêng của mình là phản ánh và đáp ứng các
nhu cầu đa dạng của các cá nhân - những người đã thiết kế và tạo dựng chúng.
Thứ tư, do các cá nhân hợp thành xã hội dân sự là những công dân sống trong lãnh
thổ do quôc gia quản lý nên xét trong quan hệ đối ngoại, xã hội dân sự thể hiện
ra với tư cách là một dân tộc (trong quan hệ vói những dân tộc khác). Còn trong
quan hệ đối nội, xã hội dân sự là "cử
tri" của quyền lực nhà nước. Nói cách khác, ý chí và hành vi đồng thuận của
người dân là cơ sở để hình thành nên quyền lực công cộng.
Thứ năm, với tư cách là một lĩnh vực nằm cạnh, độc lập với thị
trường và nhà nước, xã hội dân sự phải hứng chịu sự tác động đến từ hai khu vực
kế cận này. Điều đó có nghĩa là, khi nhà nước hay thị trường có sự biến chuyển
thì tất yếu cũng sẽ kéo theo sự biến đổi của xã hội dân sự. Điều này đúng đối với
bất kỳ yếu tố nào trong "mối quan hệ tay ba" nói trên.
Từ các dấu hiệu bản chất của khái
niệm xã hội dân sự trên cho thấy, xã hội dân sự là một "thực thể" có
tính hai mặt (tích cực và tiêu cực). Bên cạnh những giá trị nhân văn, đạo đức
có thể mang lại để góp phần phát triển xã hội nêu xã hội dân sự được quản lý và
phát huy tốt các chức năng của nó, thì xã hội dân sự là một "thực thể"
được tạo dựng bởi các mối quan hệ tự nguyện, tự quản, phi lợi nhuận... nên tính
tổ chức khá lỏng lẻo, dễ tổn thương, dễ mất kiểm soát và rơi vào hỗn loạn, dễ bị
lợi dụng vì mục đích chính trị. Với thủ đoạn "diễn biên hòa bình", các thế lực phản động và thù địch
luôn muốn tạo ra các lực lượng đối lập, chống đối Đảng Cộng sản ngay trong lòng
xã hội Việt Nam. Cần cảnh giác vói xu hướng này, vì các tổ chức xã hội dân sự
kiểu này nhằm mục đích tạo ra sự đối lập và thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước ta.
Nguyễn
Hùng
Hiện nay, bọn phản động dùng mọi thủ đoạn nham hiểm để chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của bọn chúng.
Trả lờiXóa