Nguyễn
Văn Hoán
Hàn Quốc có thể tự hào về
những thành tựu của họ đạt được trong kinh tế.Nhưng ước mơ về một đất nước hòa bình không bị chia cắt 2 miền họ mãi đi sau đất
nước Việt Nam.Triều Tiên có thể tự hào về một cường quốc quân sự, một đất nước
ít ỏi trên thế giới này sở hữu vũ khí hạt nhân. Nhưng ước vọng về một đất nước
hòa bình thống nhất, không chia cắt hơn 60 năm qua
Chưa
bao giờ thành hiện thực. Hai anh em trong một dân tộc mỗi bên đều chia cắt nhau
chưa tìm được tiếng nói chung, và giờ đây đang làm quân cờ trên bàn cờ chính
trị cho toan tính của các ông lớn.
Nếu độc lập hòa bình mà đàm
phán thôi, chắc người Việt Nam đã độc lập hơn 70 năm rồi.Và bây giờ chúng ta
chắc đã thành cường quốc kinh tế. Từ cổ chí kim tới thời kỳ hiện đại, mọi cuộc
đàm phán trên bàn ngoại giao đều phải có những bước thắng lợi trên chiến
trường, hoặc phải đạt được những bối cảnh thuận lợi và phải tốn rất nhiều thời
gian. Người Pháp chỉ chịu ký hiệp định Giơ-ne khi đã nhìn đoàn quân lê dương
treo cờ trắng trên chiến hào Điện Biên. Người Mỹ chỉ chịu ký hiệp định Paris
khi đã bỏ lại 58 ngàn nhân mạng và vô số của cải vật chất trên chiến trường
Đông Dương. Suy cho cùng độc lập dân tộc nào cũng phải đánh đổi bằng máu, nước
mắt và phải có thời gian, chờ đợi thời cơ đến. "Tấm gương" Triều Tiên
hôm nay, mới cho thấy hết tầm nhìn xa, tài năng của các bậc tiền bối lãnh tụ
Việt Nam, chúng ta tìm mọi cách để buộc những "ông lớn" phải chấp
nhận đàm phán khi đã bị thua đau.Nếu có ai hỏi Hòa Bình Độc Lập là gì mà người
Việt phải đánh đổi bằng hàng triệu xương máu?Thì hãy trả lời nhìn vào "tấm
gương" Hàn Quốc - Triều Tiên đang phải chịu cảnh chia cắt hôm nay để thấy
rằng nếu không thế làm sao mà có được.Nếu ai hỏi Hòa Bình có đắt không? Đắt
lắm, nhưng không mua được bằng tiền mà hãy nhìn những nghĩa trang liệt sỹ từ
bắc chí nam hay những nấm mồ "chưa xác định danh tính" trên những
chiến trường xưa là đủ hiểu giá trị của hòa bình thống nhất đến đâu. Chính vì
vậy, những ai còn hoài nghi về chế độ này thì hãy nhìn những gì mà chế độ này
mang lại cho dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam để mà từ đó nâng niu, gìn giữ
cho bằng được độc lập, tự do, thống nhất, toàn vẹn. Nếu ai còn đang dã tâm lật
đổ chế độ này thì hãy nhìn về lịch sử dân tộc chúng tôi đã làm gì, làm như thế
nào để có được hòa bình, thống nhất, độc lập tự do để mà từ "bỏ ý đồ
sớm" may ra còn kịp. Bởi lịch sử cũng như thực tiễn đã chứng minh sức mạnh
dân tộc này không dễ gì bị lung lay, không dễ gì bị đánh đổ.
Thượng đỉnh Mỹ - Triều vừa
qua, cơ hội hòa bình, thống nhất cho 2 miền Triều Tiên 1 lần nữa đổ bể trên bàn
đàm phán vào phút chót, nhưng xét cho cùng cũng là do 2 bên vẫn còn khoảng
cách, vẫn còn nhiều sự toan tính, còn thiếu 1 chút gì đó chân thành, thiếu 1
chút gì đó của việc chuẩn bị cho cuộc gặp của Mỹ - Triều chưa đến nơi đến chốn,
cảm giác đang hơi vội vàng mà thôi. Còn Việt Nam chúng tôi đã làm hết sức mình
ở vai trò chủ nhà hay nói vui là vai trò của nhà tổ chức sự kiện, dựng rạp
cưới, cho mượn hội trường, tạo sân tạo bãi..., làm rất tốt trong công tác tổ
chức, hậu cần, tiếp đón không có gì để chê trách cả, chúng tôi đã làm với 1 sự
chân thành, nồng hậu, có trách nhiệm cao nhất trước cộng đồng quốc tế vì mục
tiêu hòa bình chung và coi đó là thành công của chủ nhà Việt Nam khi được bạn
bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Còn các bạn có bước được cùng nhau bền vững
hay không, có thỏa thuận thành công hay không là do chính các bạn. Kết quả
thượng đỉnh lần này đã ngã ngũ nhưng hi vọng rằng với những dấu hiệu tích cực
đã hiện hữu, xu thế thời đại là hướng tới hòa bình, hợp tác, phát triển đã tác
động rõ ràng và bài học kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam... rồi cũng sẽ đến
lúc Hàn -Triều sẽ tìm thấy hòa bình, thống nhất, Mỹ - Triều sẽ tìm thấy tiếng
nói chung, ánh sáng ở cuối đường hầm đương nhiên sẽ tồn tại, quan trọng là các
bạn có nắm lấy, giành được hay không mà thôi.
Việt Nam đã làm rất tốt vai trò trung gian cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều
Trả lờiXóa