Vũ Xuân Hòa
|
Với
sự ra đời và có hiệu lực của Luật An ninh mạng, Việt Nam đã có công
cụ pháp lý chuẩn mực, vững chắc để bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và
quyền con người, quyền công dân, trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng.
Mọi luận điệu xuyên tạc Luật này cần kiên quyết đấu tranh ngăn chặn kịp thời,
hiệu quả.
Ngày
12/6/2018, với 423 phiếu thuận, Luật An ninh mạng (có 07 chương, 43 điều) đã
được kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua và được Chủ tịch nước công bố ngày 30/6/2018, có hiệu lực từ ngày
01/01/2019. Sự ra đời của Luật An ninh mạng có cơ sở lý luận, thực tiễn, pháp
lý vững chắc, được dư luận trong và ngoài nước hết sức quan tâm, đồng tình, ủng
hộ; coi đó là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo cho Nhà nước Việt Nam thực thi
bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, quyền con người, quyền công dân ngày càng
tốt hơn. Thế nhưng, lợi dụng sự kiện này, núp dưới chiêu trò "yêu
nước", "tự do ngôn luận", "phản biện",… một số tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước đã dùng mọi thủ đoạn để phản bác, xuyên tạc
Luật, gây nhiễu loạn thông tin, tạo sự ngờ vực trong dư luận xã hội; tập trung
kích động, lôi kéo tụ tập đông người, biểu tình trái phép, thậm chí có hành vi
quá khích, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, v.v. Mục đích
cuối cùng của họ là biến biểu tình, gây rối thành bạo loạn chống đối chủ
trương, đường lối của Đảng, tiến tới xóa bỏ chế độ chính trị xã hội ở Việt Nam.
Bởi lẽ, khi Luật An ninh mạng đi vào cuộc sống, thì họ sẽ không thể tự tung, tự
tác trên không gian mạng; mất đi một công cụ đắc lực để thực hiện mưu đồ đen
tối chống phá cách mạng Việt Nam.
Thực chất lực
lượng chống đối sự ra đời của Luật An ninh mạng là những tổ chức phản
động, chống cộng cực đoan, phần tử cơ hội chính trị ở trong và ngoài nước cấu
kết chặt chẽ với nhau để chống phá. Về tổ chức, điển hình là:
"Tổ chức Ân xá Quốc tế - AI", "Tổ chức Phóng viên không biên
giới - RSF", "Ủy ban Bảo vệ ký giả", "Ngôi nhà tự do",
"Mạng lưới nhân quyền Việt Nam", "Ủy ban Cứu trợ thuyền nhân
Việt Nam", Việt Tân, "Hội nhà báo độc lập", "Văn đoàn độc
lập", "Hội Anh em Dân chủ", "Mạng lưới Blogger Việt Nam",
v.v. Về cá nhân, điển hình là một số cá nhân chống cộng cực đoan ở
nước ngoài và số ít cá nhân ở trong nước suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, hám danh, hám lợi, bị các tổ chức phản động mua chuộc, lôi
kéo. Về luận điệu, chúng xuyên tạc rằng: Việt Nam ban hành Luật An
ninh mạng là "hết sức mơ hồ", "trái với các nghĩa vụ của Việt
Nam theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị", gây
"hậu quả tai hại cho tự do ngôn luận ở Việt Nam", "cướp đi
quyền sử dụng internet của người dân", "tạo rào cản kinh doanh",
làm "hạn chế các quan hệ quốc tế, kiềm chế sự phát triển của Việt
Nam" và rằng "không có quốc gia nào có luật này", v.v. Từ đó, họ
"hô hào" đòi Việt Nam "thu hồi luật mới khắc nghiệt
này". Về thủ đoạn và phương tiện, tài liệu xuyên tạc được họ
thể hiện bằng các bài viết, truyền đơn, viết báo, tạo dựng video clip, blog,…
rồi lén lút phát tán trong dân cư, hoặc qua kênh, như: BBC, RFA, VOA, RFI,… và
các trang mạng xã hội, blog phản động,… để tập hợp lực lượng, kêu gọi "Bất
tuân Luật An ninh mạng". Đây là những thủ đoạn hết sức bỉ ổi, do đó, phải
nhận diện và đề ra giải pháp đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn nêu trên
là vấn đề cấp thiết và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị./.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa