CẢNH GIÁC VỚI THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG “DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN” CHỐNG PHÁ VIỆT NAM
Tuấn Anh
Gần đây, trên một số trang mạng xã hội xuất hiện những bài viết xuyên tạc
tình hình nhân quyền ở Việt Nam, điển hình là bài: “Giành lại nhân quyền - đòi
lại dân chủ cho Việt Nam” đăng tải ngày 05/12/2018 trên trang Viettan.org.
Trong bài viết, tác giả cố tình xuyên tạc trắng trợn tình hình nhân quyền ở
Việt Nam. Họ rêu rao rằng: “Dưới sự cai trị độc tài của Đảng Cộng sản Việt Nam,
người dân không phát huy được tiềm năng, không được tôn trọng nhân phẩm”.
Bên
cạnh đó, lợi dụng sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Nhân quyền thế giới
(10/12/1948 - 10/12/2018), một số người tự xưng là có “sứ mệnh”, “trung thành”
với Đảng, đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam... Nhưng thực chất thì
cố tình xuyên tạc, vu cáo Việt Nam “thiếu dân chủ”, “vi phạm quyền tự do, tín
ngưỡng, tôn giáo”, lấy đó làm cớ để tuyên truyền sai lệch, nhằm kích động những
phần tử bất mãn, phản động chống đối Đảng, Nhà nước ta.
Trước sự xuyên tạc,
kích động của các thế lực thù địch, ít nhiều đã gây ra sự phân tâm, hoài nghi
trong xã hội. Làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc
biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo vì thiếu thông tin, thiếu
hiểu biết đã suy giảm lòng tin đối với Đảng và chế độ.
Chúng ta cần
hiểu rằng “chiêu bài dân chủ, nhân quyền” thực chất là một trong những âm mưu,
thủ đoạn “diễn biến hòa bình” mà các thế lực thù địch đã và đang ráo riết tiến
hành nhằm chống phá cách mạng nước ta. Vì vấn đề then chốt của học thuyết “dân
chủ, nhân quyền kiểu phương Tây” là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản, tiến tới thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, xóa bỏ chủ
nghĩa xã hội.
Thực tiễn cách
mạng đã chứng minh, từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết sức quan tâm
tới vấn đề nhân quyền, coi nhân quyền là cốt lõi trong mục tiêu xây dựng chế độ
xã hội mới. Nhờ đó, Đảng đã lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi Cách mạng
tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; thực hiện thắng lợi
hai cuộc kháng chiến, thống nhất nước nhà, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Những thành tựu của cách mạng Việt Nam trong các cuộc chiến trang giải phóng
dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như qua hơn 30 năm đổi mới đã khẳng
định điều đó. Mặt khác, Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa
đổi năm 2013) đã dành chương II với 36 điều hiến định về quyền con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Pháp luật Việt Nam bảo đảm mọi công dân có
quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền khiếu nại và tố
cáo; quyền lao động, học tập, chăm sóc sức khỏe… không phân biệt giới tính, sắc
tộc, tôn giáo.
Thời gian qua,
Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng trong việc bảo vệ, thúc
đẩy quyền con người và được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Trong năm
2017, Việt Nam đã tích cực tham gia các Hội nghị cấp cao về quyền con người,
như Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu lần thứ 2 tại Tokyo (Nhật Bản); Hội
nghị cấp cao khóa 34 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc tại Geneve (Thụy
Sĩ); duy trì hiệu quả cơ chế đối thoại nhân quyền thường niên với các nước Hoa
Kỳ, Australia, Thụy Sĩ và Liên minh châu Âu. Đánh giá về việc bảo đảm quyền con
người ở Việt Nam, Tổ chức Liên Hợp Quốc đã khẳng định: Việt Nam đứng thứ hai
trong khối châu Á-Thái Bình Dương và thứ chín về tỷ lệ phụ nữ làm việc trong
Chính phủ trên 135 nước. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế
giới phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em. Đến nay, Việt Nam đã
tham gia hầu hết các công ước của Liên Hợp quốc về quyền con người như: Công
ước về Quyền dân sự, chính trị; Công ước về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội;
Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc,…
Sự ghi nhận của
cộng đồng quốc tế về những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con
người là những minh chứng sinh động để bác bỏ những luận điệu sai trái, xuyên
tạc tình hình nhân quyền ở nước ta.
Có thể khẳng
định, việc lợi dụng các trang mạng xã hội để tuyên truyền những luận điệu sai
trái, bóp méo sự thật về nhân quyền ở Việt Nam là thủ đoạn thâm độc của các thế
lực thù địch, nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động chống đối
Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, phá hoại uy tín của nước
ta trên trường quốc tế. Do vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng cần nêu cao
cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với âm mưu thâm độc, tinh vi của các thế lực
thù địch. Phối hợp làm tốt công tác vận động quần chúng, đẩy mạnh Phong trào
thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”;
“Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, tích cực tham gia xóa đói, giảm
nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân đối với
Đảng và chế độ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, củng cố, tăng cường “thế trận
lòng dân”ngày càng vững chắc.
Mọi luận điệu xuyên tạc lịch sử, chống phá Đảng và Nhà nước ta đều nhằm thực hiện mưu đồ đen tối; chúng ta phải đấu tranh vạch mặt bọn chúng để làm trong sạch đời sống tinh thần của xã hội.
Trả lờiXóa