Sau khi ông Chu Hảo bị
xem xét thi hành kỷ luật vì những sai phạm của bản thân thì ngay lập tức nhà
văn Nguyên Ngọc, PGS, TS Phạm Văn Tuyên và một vài phần tử a dua tuyên bố bỏ Đảng.
Sự việc này được các thế lực phản động, thù địch tung hô, tuyên truyền, khuếch
trương lên cho rằng việc “bỏ Đảng” trở thành trào lưu, trở thành tiêu chí của
những người yêu nước chân chính. Vậy sự thật có đúng như vậy?
Trước tiên chúng ta phải
khẳng định rằng việc tuyên bố “bỏ Đảng” của một vài cá nhân, một số thành phần
bất mãn, cơ hội chính trị đó không phải và không thể nào gọi là “trào lưu” được.
Mà đó chỉ là sự tuyên bố từ bỏ Đảng của một vài cá nhân bất đồng quan điểm, có
nhìn nhận và nhận thức lệch lạc về thời cuộc, được bợ đỡ bởi những phần tử phản
động và các thế lực thù địch nhằm chống phá sựu ổn định chính trị của nước ta.
Hoặc không đó cũng chỉ là những mâu thuẫn của cá nhân của “những thành phần bất
mãn” được thổi phồng lên để gây sự chú ý một cách rẻ tiền của dư luận xã hội. Những
thành phần đó đã và đang bị dư luận xã hội “bóc mẽ”, lên án.
Gần
đây có hai người xưng là sĩ quan quân đội tuyên bố rời khỏi Đảng, gây hoang
mang trong dư luận và ảnh hưởng xấu đến uy tín của quân đội. Vậy thực hư hai
“sĩ quan” đó là ai? Trước hết, đối tượng đầu là Trần Hữu Hiếu, sinh năm 1990,
quê Thiệu Tân, Thiệu Hóa, Thanh Hóa; trú quán Nghĩa Thành, Châu Đức, Bà Rịa –
Vũng Tàu, từng là sĩ quan, có quân hàm trung úy nhưng do rèn luyện kém, tư tưởng
suy thoái đã từng bị kỷ luật và đã về phục viên cuối năm 2017. Như vậy Trần Hữu
Hiếu bây giờ đâu còn là sĩ quan quân đội nữa, danh xưng đó chỉ là để “lấy le”,
là để “nói cho sang miệng”. Người thứ hai là Trần Nam, sinh năm 1960, quê quán
Trung Nguyên, Yên Lạc, Vĩnh Phúc; trú quán phường Lộc Tiến, TP Bảo lộc, Lâm Đồng.
Là quân nhân chuyên nghiệp, từng làm tại xí nghiệp và phòng hậu cần của Học viện
Lục quân, đã nghỉ hưu từ năm 2016. Như vậy Nam hiện giờ đang là một quân nhân
chuyên nghiệp đã nghỉ hưu, chứ cũng chẳng phải là “sĩ quan quân đội” như một số
thế lực thù địch rêu rao.
Như vậy, ta có thể thấy,
những người tuyên bố “bỏ đảng” thực ra toàn là những người cơ hội, bất mãn về
chính trị do khi công tác không đạt được mục đích, nguyện vọng của mình, tu dưỡng
rèn luyện kém, đã từng bị kỷ luật hoặc đã nghỉ hưu. Đó đều là những thành phần
mà như người xưa nói “nhàn cư vi bất thiện” hay “rảnh rỗi sinh nông nổi” tuyên
bố “bỏ đảng” theo sự xúi giục của các thế lực thù địch hoặc là để “gây sự chú ý
của dư luận một cách rẻ tiền”. Với những thành phần đó, không phải là họ “bỏ đảng”
mà là bị “Đảng bỏ” vì không còn xứng đáng là đảng viên của Đảng cộng sản Việt
Nam.
HỒNG QUANG
Mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.
Trả lờiXóa