Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

ĐẤU TRANH VỚI THỦ ĐOẠN XUYÊN TẠC VIỆC BẦU CHỦ TỊCH NƯỚC


                                                                        - Châu Thành -
Thời gian qua, đã có rất nhiều ý kiến bàn luận, cả trong nước và ngoài nước về vấn đề bầu Chủ tịch nước sau khi đồng chí Trần Đại Quang qua đời ví bệnh hiểm nghèo. Đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đều bày tỏ sự đồng tình cao với việc Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước và cho rằng đây là sự lựa chọn đúng đắn, sáng suốt và hợp lòng dân. Bên cạnh đa số các ý kiến đồng thuận, có một số ý kiến lạc lõng, thiển cận, sai lệch về vấn đề, một số quan điểm có tính quy chụp, xuyên tạc, cố tình tạo dư luận nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Họ tự xưng là những nhà biên khảo, nhà nghiên cứu, chuyên gia cao cấp, luật sư…, thông qua các trang mạng xã hội, Internet, họ cho rằng đây là việc “nhất thể hóa”, một sự “sao chép”, “rập khuôn”, “một bản sao không hoàn chỉnh” mô hình tổ chức nhà nước của Trung Quốc, thậm chí, họ còn nói rằng, thực chất đó là việc “củng cố quyền lực”.
Như chúng ta đã biết, từ Đại hội lần thứ hai của Đảng (tháng 2-1951) đến năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, đồng thời là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Như vậy, có thể nói, nước ta đã có kinh nghiệm về mô hình người đứng đầu của Đảng đồng thời là Chủ tịch nước.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, chủ trương thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền các cấp đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ đạo thực hiện thí điểm ở một số địa phương trong nhiều năm qua.
Thực tế cho thấy, khi có cơ chế kiểm soát quyền lực tốt thì người đứng đầu cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền sẽ giúp cho việc phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội từ Đảng tới chính quyền sẽ nhanh chóng, thuận lợi và kịp thời hơn; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị sẽ tinh gọn hơn… Việc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã biểu quyết bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ cương vị Chủ tịch nước là hợp với ý Đảng, lòng dân, xử trí tốt tình huống sau khi đồng chí Trần Đại Quang không may qua đời, bảo đảm cho sự phát triển tiếp theo của đất nước.
Từ đó có tể khẳng định, những luận điệu quy kết cho đó là việc “củng cố quyền lực” hay “thâu tóm quyền lực cá nhân” chỉ là một chiêu trò của một số cá nhân chống phá nhằm bôi nhọ danh dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và hạ thấp uy tín của Đảng. Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, một khi toàn Đảng đã thống nhất, lòng dân đã thuận thì không một thế lực nào, một thủ đoạn nào có thể làm thay đổi được ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam./.

1 nhận xét:

  1. Trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta; chúng ta cần bình tĩnh xem xét và xử lý thông tin chuẩn xác, tránh mắc mưu của các thế lực thù địch.

    Trả lờiXóa