Theo thống kê của cơ quan
chức năng, Việt Nam là quốc gia có số người sử dụng internet, mạng xã hội lớn
so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tính đến năm 2017, Việt Nam đã
có khoảng 64 triệu người dùng internet, chiếm 67% dân số cả nước, cao thứ 12
trên thế giới và thứ 6 châu Á. Đối với mạng xã hội, Việt Nam đã có hơn 70 triệu
người dùng zalo, 48 triệu người dùng Facebook và là 1 trong 10 nước có số người
dùng Youtube cao nhất thế giới, trong số đó, sinh viên, tri thức trẻ là lực
lượng đông đảo, thường xuyên nhất với khoảng trên 80% vào mạng mỗi ngày.
Với đặc điểm nổi bật là tốc
độ kết nối nhanh, phạm vi chia sẻ rộng, hiệu quả tác động lớn, internet, mạng
xã hội trở thành nhu cầu thiết yếu trong đời sống con người, tác động trực tiếp
và có thể làm thay đổi nhận thức, hành vi của mỗi cá nhân cũng như sự phát
triển của xã hội. Tuy nhiên, đây cũng chính là môi trường thuận lợi để các thế
lực thù địch, phản động, cơ hội, chống đối chính trị, tạo kênh thông tin để
tiến hành các thủ đoạn nhằm thực hiện các mục tiêu “diễn biến hòa bình” chống
phá Việt Nam.
Các thế lực phản động đã
thiết lập hàng nghìn trang Website, blog, tài khoản Facebook, trang Fanpage với
hầu hết máy chủ đặt ở nước ngoài, tổ chức hàng trăm chiến dịch tuyên truyền,
phát tán với tần suất và số lượng lớn các tin, bài bình luận, videoclip... có
nội dung xấu, độc, thật, giả, trắng đen lẫn lộn, tạo tâm lý tò mò và hiệu ứng
đám đông, qua đó, khuyến khích mọi người, nhất là lớp trẻ trao đổi, thu nhận
thông tin, bày tỏ quan điểm cực đoan, làm “nóng” các vấn đề xã hội, từ đó, gieo
rắc sự hoài nghi, bi quan, chán nản, dẫn đến mất phương hướng chính trị, giảm
sút lòng tin vào Đảng, vào chế độ, tạo nguy cơ “tự chuyển biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ Đảng, Nhà nước, Quân đội cũng như các cơ quan, đơn vị.
Đối với Quân đội, các phần tử
phản động tập trung chống phá đường lối, chính sách quân sự, quốc phòng, đòi
“phi chính trị hóa” Quân đội, “Quân đội trung lập về chính trị, không cần đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Chúng phát tán trên mạng xã hội những vụ việc và
những sai phạm ở một số đơn vị; bôi nhọ, nói xấu một số cán bộ, tướng lĩnh quân
đội cả đương chức cũng như đã nghỉ hưu, nhằm làm mất uy tín quân đội, phai nhạt
phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, chia rẽ tình đoàn kết quân dân.
Các quan điểm sai trái trên
internet, mạng xã hội rất nguy hại, có thể tác động đến tư tưởng chính trị, dẫn
đến giảm sút niềm tin, ý chí quyết tâm, tu dưỡng, rèn luyện của những thanh
niên trong Quân đội không vững vàng, ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức, lối sống
có thể dẫn đến tha hóa, biến chất ở họ, nếu thiếu tu dưỡng, rèn luyện.
Nâng cao khả năng tự đề kháng
của thanh niên Quân đội. Nói về các quan điểm sai trái trên internet và mạng xã
hội, Trung tướng Lê Hiền Vân, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam
chia sẻ: Các quan điểm sai trái là quan điểm lệch chuẩn về nhận thức; trái với
quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
hoặc trái với truyền thống, bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của người Việt
Nam... Đấu tranh với các quan điểm sai trái trên internet, mạng xã hội hiện nay
là một nhiệm vụ quan trọng không tách rời cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực
tư tưởng, lý luận, nhằm ngăn chặn, đẩy lùi, vô hiệu hóa những âm mưu, thủ đoạn
của các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ XHCN
và lợi ích của quốc gia, dân tộc. Đây là cuộc đấu tranh hết sức khó khăn, phức
tạp, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó có trách
nhiệm của tuổi trẻ Quân đội.
BibinNguyen
Hiện nay, các thế lực thù địch không từ thủ đoạn nào để chống phá sự nghiệp cách mạng, chống phá Đảng, chống phá chế độ ta; dã tâm của chúng là không thay đổi. Do đó, cần nhận diện những âm mưu, thủ đoạn của chúng để phòng ngừa.
Trả lờiXóa