Mấy ngày gần đây, lại gặp 2 Quốc tang khá gần nhau, trong sự
tiếc thương cho người quá cố có nhiều công trạng đã về với cõi người hiền, tôi
cũng tiết chế cảm xúc vụn vặt của mình lại. Hôm nay đã xong Đại tang, tôi viết
đôi dòng này.
Đọc qua thông tin
Fb, thấy nhiều người có cảm xúc thương tiếc những người đã mất là cố Chủ tịch
Trần Đại Quang và cố Tổng Bí thư Đỗ Mười mà lòng nghẹn lại, những cây đại thụ
theo quy luật Sinh - Lão - Bệnh - Tử lần lượt ra đi, bạn bè chân chính của tôi
cũng bày tỏ niềm tiếc thương mà lòng cũng vơi nỗi buồn đôi phần. Tuy nhiên,
thật lạc lõng, trơ trẽn và bất nhân khi thấy những tên giặc già, đến giặc trẻ
như Võ Văn Tạo, Trịnh Gấm, Trần Hữu Đạo, Linh mục Nguyễn Duy Tân... lại lạc
loài thể hiện vui mừng khi nghe tin các cụ mất. Những bài vạch mặt chúng cũng đã
được mọi người lên tiếng.
Khi có Quốc tang
nên mọi hoạt động vui chơi, giải trí đã được dừng lại, một số sự kiện cũng được
nhắc ít đi. Nhìn lại tình hình thì một trong những nội dung đang thu hút sự
quan tâm của dư luận đó là việc giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước tại Hội nghị
Trung ương 8 lần này. Theo kế hoạch, trong thời gian diễn ra Hội nghị, Bộ Chính
trị sẽ trình Trung ương xem xét, quyết định việc giới thiệu nhân sự để Quốc hội
bầu chức danh Chủ tịch nước. Trước đó, trong lúc làm công tác chuẩn bị cho Hội
nghị TW8 lần này, có 5 phương án nhân sự được đưa ra, cuối cùng họp bàn đã
thống nhất đề cử đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự nhất trí 100%.
Khi đưa ra bàn bạc, thảo luận tại HNTW8 Khóa XII trong ngay 03/10, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng cũng đã thống nhất cao của 100% đại biểu tham dự. Đó là
một sự nhất trí cao, tuyệt đối tin tưởng của Trung ương cũng như ý chí, trách
nhiệm trước vận mệnh đất nước của các đại biểu tham dự. Quy trình bầu chức danh
Chủ tịch nước phải được Quốc hội thông qua với hình thức bỏ phiếu kín tại kỳ
họp thứ 6 (Khóa XIV) dự kiến khai mạc vào ngày 22/10/2018 tới đây.
Nhiều bạn bè trên
fb của tôi và cả bạn bè ngoài đời thực đều mong mỏi điều đó như là ý nguyện tốt
đẹp của bản thân khi mong muốn Tổng Bí thư được đề cử làm Chủ tịch nước. Tuy
nhiên, chúng ta còn phải đợi kết quả từ kỳ họp tới đây của Quốc hội. Đồng thời
lại thấy có một số vị được cho là “cấp tiến”, “dân chủ đểu”, một số linh mục
cực đoan thì lại đi ngược lại xu hướng chung đó như fbker Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh
Thục Vy, Phạm Công Út, Nguyễn Duy Tân, Phan Trí Đỉnh, Bùi Thanh Hiếu (Hiếu
Nghiện)... Chúng cho rằng đề cử đó là sự “tham quyền”, là “đấu đá quyền lực”,
phe thân “Tàu cộng” đã thắng phe “thân Mỹ”...
Cá nhân tôi ủng
hộ việc đề cử này, tôi thích bác Trọng không phải chỉ vì những gì bác đã làm
trong vai trò TBT như đốt lò tham nhũng “không có vùng cấm”, mà còn là người
kiên quyết, mạnh tay với lũ “dân chủ giả cầy” qua hàng loạt vụ khởi tố và tăng
nặng án phạt tù. Bác Nguyễn Phú Trọng trên cương vị là Tổng Bí thư đã để lại
những dấu ấn đặc biệt ấn tượng, nhất là đưa ra các chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng thật sáng suốt (Nghị quyết TW4 khóa XI, Khóa XII, Quy định tiêu
chuẩn chức danh, các quy định thi hành kỷ luật trong Đảng được cụ thể hóa
hơn...) Với sự trong sạch, liêm khiết, gương mẫu về đạo đức và lối sống của
đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã được khẳng định trong thực tế. Do vậy sự lựa chọn
nhân sự này là một sự lựa chọn tốt nhất hiện nay về Tài và Đức.
Việc đề cử chức
danh giữa Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước đảm bảo sự thống nhất của Đảng và Nhà
nước, phù hợp với thông lệ quốc tế, công tác ngoại giao, không vi phạm vào Hiến
pháp và pháp luật liên quan. Điều đó cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiên
quyết trước sự can thiệp vô duyên, lố bịch của phương Tây về " dân chủ,
nhân quyền" để giữ vững quan hệ đa phương hóa , đưa Việt Nam đi lên theo
con đường mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã chọn: Kiên định mục tiêu độc lập dân
tộc gắn liền với CNXH.
Việc này còn là
một bước tinh giảm bộ máy Nhà nước của ta. Khi đó thì một số cơ quan, đơn vị sẽ
được hợp nhất, thông suốt hơn và bộ máy giúp việc cũng được thu gọn hơn. Việc
tinh giản biên chế sẽ xẩy ra, làm lợi cho ngân sách Nhà nước. Điều này cũng tạo
ra tiền đề quan trọng để các cấp từ Trung ương đến địa phương sắp xếp, hợp
nhất, tinh giản bộ máy chính quyền vốn có sự cồng kềnh, đan xem nhiệm vụ...
Cái quan trọng là
công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, loại bỏ “lợi ích nhóm”,
tiêu cực... chắc chắn sẽ tốt hơn khi có sự chỉ đạo quyết liệt tập trung nhưng
đầy tính nhân văn, cao cả của đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Tuy nhiên, từ
thực tế, dư luận còn băn khoăn bởi nếu không cẩn thận, người nắm “hai vai” sẽ
nắm trọn quyền lực, dễ dẫn tới độc tài, độc đoán, kiểm soát quyền lực sẽ rất
khó. Bản thân tôi nhìn nhận rằng đây là sự lựa chọn của lịch sử, hồng phúc của
Việt Nam càng lớn hơn khi có sự hợp nhất như vậy với con người cụ thể như vậy!
Từ thực tế đánh giá, ghi nhận kết quả công tác thì những suy nghĩ kia đối với
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hơi “thừa” bởi ở Ông có đủ Đức - Trí hơn người,
Ông luôn vì cái cao đẹp mà hướng tới, luôn học tập và làm theo Bác Hồ kính yêu
ở những đức tính mà không phải ai cũng vượt qua được nhất là “Cần- Kiệm- Liêm
chính- Chí công- Vô tư”, không màng vụ lợi các nhân, gia đình, dòng tộc, xóm
làng... Thêm nữa, công tác cán bộ đã được chuẩn bị và “nuôi quân” cũng đã thực
hiện thì sau này tôi nghĩ những việc lo lắng kia sẽ khó có cơ hội xẩy ra với
người kế nhiệm.
--Nguyễn
Đức--
Mong cho Bác Trọng luôn mạnh khỏe để lãnh đạo đất nước
Trả lờiXóa