Về mặt văn hóa, thì dù ai mù quáng đến mấy cũng phải thấy rằng chế độ xã hội chủ nghĩa của ta thắng lợi vẻ vang. Chúng ta có quyền tự hào, nhưng chúng ta không được tự mãn”.
Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết “Một
thắng lợi vẻ vang”, bút danh T.L, đăng trên Báo Nhân dân, số 2389, ngày 03
tháng 10 năm 1960. Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập (02/9/1945), Trung
ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng và
đặt lên hàng đầu sự nghiệp giáo dục, đào tạo và xây dựng nền văn hoá mới tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nền văn hoá do nhân dân lao động sáng tạo, giữ
gìn và hưởng thụ - đó là nền văn hoá xã hội chủ nghĩa tiến bộ, hiện đại, nhân
văn và không ngừng phát triển.
Thấu triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giá trị, sức mạnh và sự cần thiết của việc coi trọng xây dựng và phát triển văn hoá, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết nhằm xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát triển văn hoá đi đôi với phát triển kinh tế, xã hội để hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước. Quan tâm xây dựng nền văn hóa VIệt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc; không ngừng phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, nếp sống văn hóa, văn minh; cải thiện nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, huy động, khơi dậy tinh thần giữ gìn, sáng tạo văn hóa của cộng đồng xã hội. Qua đó, đã không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống và làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; các nền tảng giá trị đạo đức được quan tâm gìn giữ, các qui tắc ứng xử văn hóa được hình thành, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh trên địa bàn dân cư.
Thấu triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giá trị, sức mạnh và sự cần thiết của việc coi trọng xây dựng và phát triển văn hoá, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết nhằm xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát triển văn hoá đi đôi với phát triển kinh tế, xã hội để hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước. Quan tâm xây dựng nền văn hóa VIệt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc; không ngừng phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, nếp sống văn hóa, văn minh; cải thiện nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, huy động, khơi dậy tinh thần giữ gìn, sáng tạo văn hóa của cộng đồng xã hội. Qua đó, đã không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống và làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; các nền tảng giá trị đạo đức được quan tâm gìn giữ, các qui tắc ứng xử văn hóa được hình thành, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh trên địa bàn dân cư.
Khắc ghi lời Bác dạy, cán
bộ, chiến sĩ Quân đội ta luôn nêu cao ý thức, trách nhiệm trong xây dựng, phát
triển nền văn hoá Việt Nam phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, truyền thống tốt
đẹp của quân đội, trở thành một giá trị văn hoá quân sự với những nét đặc trưng
tiêu biểu được thể hiện tập trung trong 10 lời thề danh dự của người quân nhân
cách mạng, 12 điều kỷ luật khi quan hệ với nhân dân. Thực hiện chất lượng, hiệu
quả phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, gắn với phong trào
thi đua Quyết thắng, các chương trình hành động và được cụ thể hóa thành cuộc
vận động “Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong quân
đội”, góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tổ chức đảng trong
sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ
được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập,
Nxb. CTQG, t.12, tr.696)
Tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mãi mãi toả sáng cho mọi thế hệ học tập và làm theo
Trả lờiXóa