Nhân chuyến thăm chính thức
của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tới Cộng hòa Pháp theo lời mời của Tổng
thống Emmanuel Macron, ngày 24-3-2018, VOA Tiếng Việt có đăng bài viết nêu ý
kiến của cái gọi là Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) với lời “khuyên
nhủ” rằng: “Pháp phải đặt vấn đề nhân quyền với ông Nguyễn Phú Trọng”. Lý do mà
RSF đưa ra là vì: “Việt Nam trấn áp các nhà báo và blogger độc lập”(!).
Cần nói ngay rằng đây là một
sự xuyên tạc trắng trợn tình hình nhân quyền Việt Nam.
Việt Nam đã và đang tham gia
có hiệu quả các công ước quốc tế về quyền con người. Thành tựu nhân quyền của
Việt Nam được công đồng thế giới đánh giá cao, nhất là trong xóa đói, giảm
nghèo, bảo đảm quyền tự do thông tin, tự do biểu đạt, tự do tôn giáo. Ở trong
nước, xét trên khía cạnh pháp lý, Điều 14, 15 Chương II, Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013 đã quy định đầy đủ về
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Nhà nước Việt nam cũng đã
cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền
công dân trong các bộ luật, luật, các chương trình phát triển kinh tế-xã hội,
tăng cường quốc phòng-an ninh, nhằm tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận
lợi để cho người dân thực thi quyền và nghĩa vụ trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc theo mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Xét
trên thực tế, mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam, nữ, địa
vị, tôn giáo đều được Nhà nước bảo đảm quyền tự do biểu đạt, tự do thông tin,
tự do tôn giáo,… theo quy định. Hiện nay, Việt Nam có gần 800 cơ quan báo chí
Trung ương và địa phương; hệ thống internet phát triển mạnh mẽ, mọi người dân
đều có thể sử dụng, truy cập thông tin từ các nước, các vùng, các tổ chức trên
khắp thế giới, trong đó có trên 50 triệu người sử dụng mạng xã hội facebook;
các hãng thông tấn, báo chí lớn, có uy tín trên thế giới, như: AP, BBC,… đều có
trụ sở đại diện ở Việt Nam. Như thế, việc RSF nói ở Việt Nam không có tự do
thông tin là một sự xuyên tạc trắng trợn.
Tuy nhiên, những thực thể, cá
nhân nào vi phạm Hiến pháp và pháp luật đều bị cơ quan chức năng điều tra, truy
tố xét xử một cách công minh. Xin đưa ra ví dụ sau: vào ngày 06-3-2007,
Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị bắt, ngày 11-5-2007, Tòa án nhân dân
thành phố Hà Nội đã tuyên án Nguyễn Văn Đài 05 năm tù giam. Ngày 27-11-2007,
Tòa án phúc thẩm giảm án, còn 04 năm về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", thời gian quản chế 04 năm. Tại phiên tòa
này đã làm rõ Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân đã tàng trữ các tài liệu có nội
dung xuyên tạc lịch sử dân tộc, bôi nhọ chế độ xã hội, vu cáo, xuyên tạc chính
sách của Nhà nước đối với tổ chức công đoàn và giai cấp công nhân Việt Nam;
viết, phát tán các tài liệu có nội dung tuyên truyền kích động nhằm chống Nhà
nước. Bản thân Nguyễn Văn Đài đã nhận 60.000 USD của các Tổ chức phản động,
như: “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam”, “Họp mặt dân chủ”, “Ủy ban cứu trợ thuyền
nhân Việt Nam” ở Mỹ. Sau khi ra tù, mặc dù đang trong thời gian quản chế tại
địa phương nhưng Đài vẫn tiếp tục thực hiện các hoạt động có tính chống phá Nhà
nước, bên cạnh đó còn liên kết với nhiều đối tượng cộm cán khác để lập nên Hội
Anh em dân chủ làm nơi tụ họp và công khai các hoạt động chống phá Đảng, Nhà
nước. Ngày 16-12-2015, cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an đã tống đạt quyết
định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam và khám xét đối với Nguyễn Văn
Đài, ở tại phòng 302, Z8, tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà
Trưng, thành phố Hà Nội, về tội: “Tuyên truyền chống Nhà nước”, theo Điều 88,
Bộ luật Hình sự, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 30-7-2017, Cơ
quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam
đối với 06 bị can trong vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật
đổ chính quyền nhân dân” xảy ra tại Hà Nội và một số địa phương khác, gồm: Lê
Thu Hà, sinh năm 1982, tạm trú tại số 10 Đoàn Trần Nghiệp, phường Bùi Thị Xuân,
quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để
tạm giam đối với: Phạm Văn Trội, sinh năm 1972, trú tại thôn Kỳ Dương, xã
Chương Dương, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội; Nguyễn Trung Tôn, sinh năm
1972, trú tại thôn Yên Cổ, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa;
Trương Minh Đức, sinh năm 1960, trú tại số 23/45/1A Mai Hắc Đế, phường 15, quận
8, thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Bắc Truyển, sinh năm 1968, trú tại phòng số 8,
thửa số 44, Khu vườn rau, phường 6, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Đây
đều là các đối tượng phản động hết sức nguy hiểm, mặc dù đã được các cơ quan
chức năng giáo dục, thuyết phục nhắc nhở nhưng ngày càng tỏ ra ngoan cố và có
các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhằm mục đích lật đổ chính quyền
nhân dân, vi phạm quyền con người, quyền công dân theo quy định pháp luật. Đây
là việc làm cần thiết để bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt
Nam.
Thực chất việc RSF bảo vệ những cá nhân vi phạm pháp luật là
đang cố tình cổ súy cho những tư tưởng, hành động cực đoan, lợi dụng dân chủ,
nhân quyền để chống phá dân chủ, nhân quyền. RSF không xứng với tên gọi và mục
đích hoạt động đã đề ra./.
Chúng ta cần nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.
Trả lờiXóa