Trong những
năm gần đây, vấn đề “xã hội dân sự” - một vấn đề chính trị, xã hội hết sức phức
tạp và nhạy cảm ngày càng được được nhiều học giả, nhà khoa học, nhà quản lý và
hoạch định chính sách ở trong nước và quốc tế quan tâm nghiên cứu. Nhiều ý kiến
cho rằng, trong thời đại ngày nay, “xã hội dân sự” là một trong ba khu vực cơ
bản của xã hội, là “một đỉnh của tam giác” phát triển xã hội, cần thiết cho mọi
quốc gia. Vậy cần nhìn nhận vấn đề này như thế nào ở Việt Nam?
Hoạt
động của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam
Xã
hội dân sự (Civil society), hiểu một cách
chung nhất là khu vực “phi nhà nước”, bao gồm các liên hiệp, hiệp hội, hội, tổ
chức cộng đồng, nhóm tình nguyện, tổ chức phi chính phủ,… thực hiện các chức
năng, vai trò xã hội hoặc mục đích nghề nghiệp, từ thiện, nhân đạo… nhất định;
hoạt động chủ yếu dựa trên nguyên tắc tự chủ, tự quản và tự nguyện của các
thành viên, với mục tiêu phi lợi nhuận, đa dạng về hình thức tổ chức. Tại
Việt Nam, quá trình đổi mới và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa đã tạo nên những tiền đề quan trọng cho việc hình thành, phát triển
các tổ chức xã hội dân sự. Trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật các
tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam đã góp phần tích cực trong thực hành dân chủ,
củng cố và bảo vệ quyền con người, lợi ích cộng đồng; phản biện, giám sát, phối
hợp với Nhà nước trong việc bảo đảm và cân bằng dân chủ; thực hiện đại đoàn kết
toàn dân, tạo cơ sở xã hội - văn hoá cho sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt
Nam và sự hài hoà của đời sống xã hội. Đồng thời, có nhiều đóng góp tích
cực trong việc thực hiện có hiệu quả một số định hướng lớn của đất nước, trong
một số lĩnh vực quan trọng như xoá đói giảm nghèo, xoá mù chữ, phòng chống
HIV... Các tổ chức xã hội dân sự hoạt động ở Việt Nam hiện nay đã
tạo nên vấn đề chính trị, xã hội nhạy cảm, phức tạp; đòi hỏi phải có sự nghiên
cứu, nhận diện đầy đủ, xác định chủ trương, cách thức ứng xử phù hợp. Cần tránh
khuynh hướng đơn giản hóa nhận thức, quá đề cao xã hội dân sự, hoặc đồng nhất
xã hội dân sự với việc thực hiện dân chủ hóa. Mặt khác, cũng tránh tư tưởng coi
xã hội dân sự là tiêu cực, chống đối, “đối lập” hoàn toàn với Nhà nước và “tẩy
chay”, loại bỏ những tổ chức này.
Định
hướng, quản lý phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam là cần thiết
Bên cạnh
những đóng góp tích cực bước đầu, hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự ở
Việt Nam đang xuất hiện những xu hướng “lệch lạc”. Điển hình là một số quốc
gia, tổ chức quốc
tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tìm cách cấu kết với một số đối tượng cơ hội
chính trị có quan điểm chống đối cực đoan trong nước, tuyên truyền, “cổ súy”
cho việc hình thành, phát triển xã hội dân sự theo tiêu chí phương Tây ở Việt
Nam. Từ đó hướng đến mục tiêu thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam bằng các biện
pháp “bất bạo động”, “phi vũ trang”. Thông qua các hoạt động như triển khai dự
án, hỗ trợ, tài trợ, tổ chức hội thảo với các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, một
số tổ chức nước ngoài đã kích động sự thoát ly vai trò lãnh đạo của Ðảng và Nhà
nước, cổ vũ quyền tự do lập hội theo tiêu chí phương Tây. Nguy hiểm hơn, họ đã
lợi dụng một số tổ chức quần chúng hợp pháp, để tổ chức các hội thảo, tọa đàm,
diễn đàn có nội dung đòi hỏi sửa đổi Ðiều 4 cũng như toàn bộ Hiến pháp, lập Tòa
án Hiến pháp, thúc đẩy xã hội dân sự và thực hiện các quyền tự do dân chủ, tự
do ngôn luận, báo chí, lập hội theo tiêu chí phương Tây, tư hữu hóa đất đai...
Nếu thực hiện các nội dung này theo ý đồ của họ thì chế độ xã hội chủ nghĩa thực
tế sẽ không còn tồn tại ở Việt Nam. Ðây là phương thức đấu tranh công khai rất
nguy hiểm, cộng hưởng, hỗ trợ cho quá trình thực hiện âm mưu “diễn biến hòa
bình”, chống phá cách mạng Việt Nam. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu phải
quản lý, định hướng hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam, thông
qua việc xây dựng các thể chế và cơ sở pháp lý về xã hội dân sự. Đồng thời, làm
tốt công tác nắm tình hình, chủ động phát hiện âm mưu, hoạt động của các thế
lực thù địch lợi dụng vấn đề xã hội dân sự xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự
an toàn xã hội.
Tóm lại, trong bối
cảnh các tổ chức xã hội đang có xu hướng ngày càng phát triển ở Việt Nam cần có
sự nghiên cứu, đánh giá khách quan về vấn đề này. Cùng với việc hoàn thiện thể
chế quản lý, cần thường xuyên nắm chắc tình hình, diễn biến hoạt động của các tổ
chức dân sự xã hội, nhằm phát hiện kịp thời những vấn đề phức tạp, có liên quan
đến an ninh quốc gia, trật tựa an toàn xã hội, để chủ động đấu tranh phòng, chống
hiệu quả./.
Ngân Hà
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa