Quán
triệt quan điểm của Đảng, Nhà nước, dưới sự chỉ đạo của thủ trưởng Bộ Quốc
phòng, thời gian vừa qua, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã thường xuyên
làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho CB, CS nhận diện, hiểu rõ âm mưu,
thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động trên không gian mạng. Một số sự
kiện, hình ảnh lan truyền trên internet và các trang mạng xã hội đã được cơ quan
chức năng cung cấp thông tin chính thống, có sự phân tích, định hướng dư luận
kịp thời. Lực lượng đấu tranh trên không gian mạng của các cơ quan, đơn vị bám
sát kế hoạch, hướng dẫn của cấp trên, có nhiều bài viết, chia sẻ, bình luận với
nội dung đa dạng, tính định hướng tốt, được cộng đồng mạng tin tưởng và đánh
giá cao, trong đó tập trung khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân
đội; giá trị của học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đưa nhanh các
nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Nhiều bài viết đấu tranh trực diện nhằm vạch
trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; tô đậm truyền thống quân đội và
hình ảnh “Anh bộ đội Cụ Hồ” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa; đề xuất các biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ…
Bên
cạnh kết quả đã đạt được, trong thời gian qua, lực lượng đấu tranh chống các
quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng của một số cơ quan, đơn vị
chưa thật sự chủ động, nhạy bén, sắc sảo. Một số sự việc đã bị kẻ xấu lợi dụng,
lan truyền trên các trang mạng xã hội nhưng chưa được đấu tranh, ngăn chặn kịp
thời. Hình thức tiến hành chủ yếu vẫn là chia sẻ các bài viết có sẵn trên mạng,
trong khi đó chưa có nhiều bài viết có chiều sâu về lí luận và thực tiễn để đấu
tranh trực diện với các quan điểm sai trái, thù địch, nên tính định hướng và
sức lan tỏa không cao. Nhiều đồng chí chưa hiểu sâu sắc đặc điểm, âm mưu, thủ
đoạn của các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng; sử dụng dẫn
chứng, lí lẽ còn chung chung, thiếu sức cuốn hút, thiếu thuyết phục nên chưa
tạo được sự chú ý rộng rãi đối với cộng đồng mạng.
Xu
thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đặt ra những vấn đề cấp
thiết nhằm bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng, lí luận của Đảng, là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng đấu tranh chống các quan điểm sai
trái trên không gian mạng của các cơ quan, đơn vị quân đội có vai trò ngày càng
quan trọng. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng này, bài viết
xin trao đổi một số vấn đề sau:
Một
là, lực lượng đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian
mạng phải nắm chắc quan điểm của Đảng, pháp luật Nhà nước.
Đấu
tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng suy đến cùng
là cuộc đấu tranh ý thức hệ nhằm bảo vệ các giá trị tốt đẹp của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và sự
nghiệp cách mạng. Nắm chắc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật
Nhà nước, các qui định của Quân đội để có thế giới quan, phương pháp luận khoa
học, đồng thời là cơ sở pháp lí vững chắc nhất phản bác lại các quan điểm sai
trái, thù địch trên không gian mạng. Trong đó, cần quán triệt sâu sắc các nghị
quyết, chỉ thị, định hướng của Đảng, Nhà nước về chống âm mưu “Diễn biến hòa
bình”, bạo loạn lật đổ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia; đặc biệt là Chỉ thị số
03/CT-BQP ngày 23/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tăng cường công tác
bảo đảm an toàn thông tin và một số vấn đề về tổ chức hoạt động tác chiến không
gian mạng; Chỉ thị số 47/CT-CT ngày 08/01/2016 của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
về tổ chức lực lượng đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính
trị trên không gian mạng trong Quân đội.
Thông
qua dẫn chứng, lập luận, lí lẽ để vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực
thù địch, qua đó tuyên truyền, định hướng dư luận. Tuy nhiên, chúng ta cần vận
dụng linh hoạt, khéo léo các quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước
sát với các tình huống và hoàn cảnh cụ thể, tránh rập khuôn, cứng nhắc. Xa rời
nguyên tắc này sẽ dẫn đến tình trạng duy lí, cảm tính, làm mất tính chiến đấu
trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái trên không gian mạng.
Hai
là, cơ quan chức năng liên quan thường xuyên định hướng, cung cấp thông tin chính
xác, kịp thời về các sự kiện xảy ra được dư luận quan tâm.
Một
trong những yêu cầu rất quan trọng của lực lượng đấu tranh chống các quan điểm
sai trái, thù địch trên không gian mạng là phải nhạy bén, nắm chắc bản chất,
diễn biến của sự kiện. Thời gian vừa qua, nhiều sự việc đã bị kẻ xấu xuyên tạc,
bóp méo sự thật, nhưng chưa đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, gây bức xúc trong dư
luận. Lao động sản xuất là chức năng quan trọng của Quân đội; được Đảng, Nhà
nước và nhân dân thừa nhận; được chứng minh trong suốt quá trình ra đời, chiến
đấu và trưởng thành của Quân đội. Tuy nhiên, đã có một số bài viết, bình luận
trên các trang mạng xã hội phủ nhận sự thật, khi khẳng định: “Quân đội không
nên làm kinh tế”. Điều này làm ảnh hưởng đến truyền thống, tình cảm tốt đẹp của
Quân đội trong lòng nhân dân. Ngày 22/6/2017, Công an tỉnh Yên Bái đã bắt quả
tang nhà báo Lê Duy Phong (Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam) khi đang nhận tiền
hối lộ. Ngay lập tức, một số báo điện tử cho đăng nhiều bài viết với dụng ý cho
rằng nhà báo này bị bắt oan (?), khiến cộng đồng mạng “dậy sóng”, kèm theo
nhiều bình luận xuyên tạc sự việc theo nhiều mục đích khác nhau. Tình hình đã
ổn định sau khi Bộ Công an tổ chức họp báo, kết luận: Công an tỉnh Yên Bái bắt
quả tang nhà báo Lê Duy Phong là hoàn toàn chính xác, đúng pháp luật.
Chính
vì vậy, cơ quan chức năng cần thường xuyên cung cấp các thông tin chính thống,
đồng thời đặt ra nội dung, yêu cầu cụ thể để lực lượng đấu tranh có các bài viết,
mở các diễn đàn trao đổi nhằm kịp thời định hướng dư luận. Có thể cung cấp
thông tin thông qua tài liệu thông báo chính trị nội bộ; các buổi nói chuyện
chuyên đề, thông báo thời sự; tổ chức các lớp học tập nghị quyết, chỉ thị của
Đảng… Nói cách khác, sử dụng thông tin chính xác, hợp lí là nghệ thuật trong
đấu tranh làm thất bại các quan điểm sai trái trên không gian mạng.
Ba
là, bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp tiến hành cho lực lượng đấu tranh chống các
quan điểm sai trái trên không gian mạng.
Một
trong những khó khăn lớn nhất hiện nay là lực lượng đấu tranh trên không gian
mạng kinh nghiệm còn ít, đặc biệt là còn thiếu về kỹ năng, phương pháp viết
tin, bài đấu tranh. Do đó, các cơ quan chức năng cần tập trung bồi dưỡng về:
Thứ nhất, cách nhận diện các quan điểm sai trái và âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực thù địch, phản động trên không gian mạng. Thứ hai, bồi dưỡng những kiến
thức cơ bản về lĩnh vực báo chí và truyền thông, đặc biệt là báo mạng; phương
pháp khai thác, xử lí thông tin, viết bài đấu tranh trên không gian mạng. Thứ
ba, bồi dưỡng về các qui định, nguyên tắc giữ bí mật quân sự và bí mật quốc
gia; những hiểu biết nhất định về internet và cách thiết lập, sử dụng mạng xã
hội, blog. Khi thiết lập facebook hoặc blog, phải dùng địa chỉ email mới, tuyệt
đối không được dùng địa chỉ email cũ hoặc số điện thoại cá nhân để tránh lộ lọt
thông tin. Khi đặt tên của facebook, blog không được liên quan đến phiên hiệu
của cơ quan, đơn vị; không chia sẻ các thông tin liên quan đến cá nhân và Quân
đội… Tất cả các yếu tố trên là điều kiện cần thiết, song, yếu tố quyết định đòi
hỏi mỗi CB, CS phải có bản lĩnh vững vàng, sự nhạy cảm về chính trị, luôn đặt
lợi ích của Đảng, Nhà nước và Quân đội lên trên hết; trong đấu tranh phải kiên
quyết, triệt để, trong tuyên truyền phải mềm dẻo, linh hoạt.
Bốn
là, phải nắm chắc đặc điểm, âm mưu, thủ đoạn tuyên truyền, chống phá của địch
trên không gian mạng để tổ chức đấu tranh hiệu quả.
Muốn
chiến thắng địch thì phải hiểu và nắm chắc âm mưu, thủ đoạn của địch. Đấu tranh
chống các quan điểm sai trái trên không gian mạng diễn ra rất phức tạp, khó
lường, dưới nhiều màu sắc khác nhau. Các thế lực thù địch sử dụng internet làm
phương tiện tuyên truyền thông qua các hình thức: lập ra các website, dịch vụ
thư điện tử (email), trang mạng xã hội (facebook), Zalo; các dịch vụ hội thoại
(chat), điện thoại (VoIP), diễn đàn (forum), Twitter, Youtube, MySpace. Đặc
biệt, chúng sử dụng kỹ thuật sao chép, cắt dán hình ảnh để tạo dựng sự kiện
“giả như thật”; mở diễn đàn với nhiều tên gọi khác nhau, như: “chống tham
nhũng”, “liêm chính”, “cứu quốc”, “hội những người Việt Nam yêu nước”, “hãy vì
tự do, dân chủ”… sau đó cho đăng các bài viết, bình luận mạo danh các đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các lão thành cách mạng, các trí thức, văn nghệ sĩ nổi
tiếng gây nhiễu loạn thông tin trên không gian mạng nhằm kích động, lôi kéo,
gây sự chú ý của dư luận. Tính chất, cường độ chống phá thường tập trung vào
thời điểm đất nước chuẩn bị tổ chức các sự kiện quan trọng, như đại hội Đảng,
bầu cử Quốc hội, kỷ niệm các ngày lễ, tết…
Theo
đó, lực lượng đấu tranh phải tham mưu cho cấp ủy, chỉ huy các cấp có biện pháp
tuyên truyền, giáo dục cho CB, CS trong đơn vị hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn chống
phá của các thế lực thù địch trên không gian mạng. Mỗi quân nhân phải đề cao
cảnh giác, tuyệt đối không được truy cập những trang mạng, blog… các diễn đàn
có nội dung phản động, độc hại có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, tư
tưởng. Lực lượng đấu tranh của các cơ quan, đơn vị thường xuyên theo dõi, kịp
thời có những bài viết, bình luận, chia sẻ có nội dung, tính đấu tranh, tuyên
truyền tốt để phản bác làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của địch; chủ động phối
hợp các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp ngăn chặn, bóc gỡ những
thông tin nhạy cảm, phức tạp liên quan đến hoạt động quân sự, quốc phòng.
Triệt
để lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và mặt
trái của quá trình hội nhập quốc tế, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động
sẽ coi không gian mạng là phương tiện chủ yếu để thực hiện âm mưu xóa bỏ vai
trò lãnh đạo của Đảng, “phi chính trị hóa” quân đội. Mặt khác, từ kết quả hoạt
động trong thời gian vừa qua đặt ra vấn đề quan tâm xây dựng lực lượng chuyên
trách đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng của các
cơ quan, đơn vị là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Mỗi công dân Việt Nam cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận diện được âm mưu của của các thế lực thù địch và bọn phản động không để chúng lừa gạt, kích động, lôi kéo.
Trả lờiXóa