Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

KỲ 1 VÌ SAO MỸ BUỘC PHẢI SỚM CHẤM DỨT CUỘC TẤN CÔNG TÊN LỬA VÀO SYRIA?



Sau hơn 50 phút rầm rộ phóng 103 quả tên lửa hành trình các loại, trong đó phần lớn là tên lửa Tomahawk vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Syria, Mỹ tuyên bố mục tiêu của cuộc tấn công đã đạt được. Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Josepp Dunford tuyên bố Mỹ không có kế hoạch cho các đợt tấn công tiếp theo. Quyết định này của Tổng thống Donald Trump và giới quân sự Mỹ gây bất ngờ cho cả dư luận thế giới lẫn những nhân viên tình báo, cố vấn quân sự và lính đánh thuê Anh – Mỹ đang nằm trong các trại giam của quân đội Syria. Nhưng thực ra không hề có bất ngờ nào ở đây. Có chăng là dư luận dự báo cuộc tấn công sẽ kéo dài vài ba ngày đêm để ít nhất, Mỹ, Anh cũng đạt được mục tiêu là phá hoại phần lớn cơ sở hạ tầng của Syria. Cuộc tấn công ấy đột ngột chấm dứt cũng đã gây ra “nỗi đau đớn” nhất định cho những kẻ “bài Nga, phò Mỹ”. Và nó cũng gây nên nỗi thất vọng cho những kẻ muốn cho đám cháy ở Syria lan rọng ra cả Trung Đông và cao hơn cả là lôi kéo Nga và Mỹ và một cuộc đối đầu trực tiếp.
Thực ra thì các chính khác và giới phân tích chính trị còn có chút đầu óc tỉnh táo trên thế giới đã thấy trước rằng Mỹ không những không thể thắng trong cuộc phiêu lưu quân sự này mà chỉ có thể làm phức tạp hơn tình hình ở Syria. Không ăn được thì đạp đổ la thói quen của những kẻ côn đồ, lưu manh
Vậy, những lý do gì làm cho Mỹ không thể kéo dài cuộc không kích sang đến ngày thứ hai ?
1- Tính bất hợp pháp của cuộc tấn công và sự vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Đây không phải là lần đầu tiên, đế quốc Mỹ chà đạp lên Hiến chương Liên Hợp Quốc. Và đây không phải là lần đầu tiên, Mỹ vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc khi đối phó với tình hình phức tạp ở Syria nhằm cứu vớt các tổ chức thân Mỹ khỏi bị Quân đội Chính phủ Syria (SAA) tiêu diệt. Vào tháng 4 năm ngoái, khi Mỹ phóng 59 quả Tomahawk vào Syria cũng với lý do tiêu diệt kho vu khí hóa học ở Syria, trả lời phỏng vấn của BBC ngày 15-4-2017, nguyên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Koffi Annan đã khẳng định rằng Mỹ dùng tên lửa hành trình tấn công Syria là sự vi phạm nghiêm trọng đối với Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Hai ngày trước khi cuộc không kích vào Syria của Mỹ diễn ra, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố, việc đe dọa dùng vũ lực chống Syria là hành động vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc. Bà lưu ý rằng việc đe dọa sử dụng vũ lực và sử dụng vũ lực đối với một quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc là vi phạm Hiến chương của tổ chức này.
a) Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Các luật gia thế giới cho rằng về nguyên tắc, Điều 1 của Hiến chuwong Liên Hợp Quốc quy định: “Liên Hợp Quốc hoạt động nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế; hòa bình giải quyết tranh chấp và tình thế quốc tế đúng nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế; phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp phù hợp khác để củng cố hoà bình thế giới; thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo; trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc”.
Còn điều 2 của Hiến chương này quy định: “Liên Hợp quốc được xây dựng trên các nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia thành viên; tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế; giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình; từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc”. Vì vậy, việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế là vi phạm các nguyên tắc này.
b) Thẩm quyền quyết định sử dụng vũ lực thuộc về Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
Tuy nhiên, Hiến chương Liên Hợp Quốc cũng quy định cho phép các quốc gia được sử dụng vũ lực quân sự trong các trường hợp:
Một là việc sử dụng vũ lực sẽ được coi là hợp pháp khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc thực hiện, nếu xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế (Điều 41). Trong cuộc tấn công Syria đêm 13 rạng sáng 14-4 vừa qua, Mỹ, Anh và Pháp đã không được sự đồng ý của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Theo quy định tại Chương VII của Hiến chương Liên Hợp quốc thì Hội đồng Bảo an là cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định sử dụng vũ lực đối với quốc gia có hành vi “đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc có hành vi xâm lược”. Vì vậy, trong trường hợp của Syria thì kể cả khi có cơ sở thuyết phục để khẳng định, Chính phủ Syria đã sử dụng vũ khi hóa học, có hành vi đe dọa, phá hoại hòa bình và an ninh quốc tế đi chăng nữa thì quyết định sử dụng vũ lực đối với Syria hay không là quyền của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc chứ không phải là quyền của Mỹ.
Hai là các quốc gia được phép sử dụng vũ lực quân sự để thực hiện quyền tự vệ cá nhân hay tập thể chính đáng trong trường hợp bị tấn công vũ trang. (Điều 51). Trong tình hình hiện nay, Syria không có bất cứ một hành động quân sự nào đe dọa tấn công Mỹ hoặc đe dọa độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Mỹ.
2. Mỹ - Anh – Pháp vấp phải sự phản đối về chính trị trên thế giới và ngay trong nội bộ mỗi nước.
Từ chỗ là một cuộc tấn công hoàn toàn bất hợp pháp và chà đạp lên Hiến chương Liên Hợp Quốc. Mỹ đã vấp phải sự phản đối về chính trị trên thế giới và ngay trong nước Mỹ. Không ít đồng minh của Mỹ trong khối NATO cũng không ủng hộ hành động không kích của Mỹ.
Ngày 12-42018, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố cần phải xem xét hàng loạt các biện pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria. Đồng thời, bà Merkel cũng khẳng định quân đội Đức sẽ không tấn công quân đội Syria (SAA) cũng như các lực lượng khác của chính phủ Syria: “Đức sẽ không tham gia vào hoạt động quân sự có thể diễn ra. - Tôi muốn nói rõ ràng rằng không có quyết định nào như thế cả. - Nhưng chúng tôi hiểu rõ và ủng hộ việc hoàn tất mọi điều kiện để có thể khẳng định rằng việc sử dụng vũ khí hóa học là không được phép”.
Ngoài Anh và Pháp dựa hơi Mỹ để có thể “cứu vớt” lính đánh thuê và chuyên gia quân sự là công dân của mình chiến đấu trong hàng ngũ phiến quân Syria, các đồng minh NATO khác của Mỹ như Tây Ban Nha, Italia… cũng không tham gia cuộc phiêu lưu quân sự điên rồ của Mỹ.
Còn tại Mỹ và Anh, cả Donald Trump và Teresa May ddefu vấp phải sự chỉ trích từ cả hai thế lực càm quyền và đối lập trong nước.
Thượng nghị sĩ Tim Kane gọi quyết định tấn công này của chính quyền Donald Trump là bất hợp pháp vì nó chưa được Quốc Hội thông qua. Ông tuyên bố: “Quyết định của ông Donald Trump đưa ra các cuộc không kích nhằm vào Syria mà không có sự đồng ý của Quốc Hội là bất hợp pháp. Chúng ta phải cho ngừng ngay đặc quyền “toàn quyền quyết định” (carte-blanche) của Tổng thống khi ông ấy cố gắng lợi dụng nó để phát động chiến tranh. Hôm nay mục tiêu là Syria, nhưng ai đảm bảo sẽ ngăn chặn được việc tương tự với Iran hoặc Triều Tiên thời gian tới ?”
Thượng nghị sĩ Jeff Merkley cũng chỉ trích nhà lãnh đạo Mỹ đã đưa ra quyết định liều lĩnh không thông qua ý kiến của Quốc Hội. Ông lưu ý rằng “nếu Tổng thống muốn chiến tranh, thì người Mỹ và Quốc hội phải là một phần của quyết định này.”
Thượng nghị sĩ của đảng Dân chủ Bob Casey viết: “Một giải pháp quân sự thuần túy sẽ không bao giờ giải quyết được cuộc xung đột ở Syria. Chúng ta cần một kế hoạch ngoại giao để chấm dứt cuộc khủng hoảng”. Ông Casey cũng nhấn mạnh rằng mặc dù chính quyền Assad phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng trái phép vũ khí hóa học nhằm vào dân thường, song “cuộc tấn công được thực hiện mà không có sự cho phép của quốc hội là không thể chấp nhận được”.
Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng nghị viện, nghị sĩ đảng Dân chủ Chuck Schumer viết trên trang Twitter của mình rằng: “Một hành động giới hạn nhằm cảnh cáo và ngăn chặn chính quyền Assad là thích hợp, nhưng Washington phải thận trọng để không đưa chúng ta vào một cuộc chiến lớn hơn và sâu hơn ở Syria”.
Không chỉ các chính khách Mỹ mà hàng nghìn người dân Mỹ ở Washington DC, New York, Atlanta, Dallas, Detroit… đã đổ đến trước Nhà Trắng, Quảng trường Thời đại và các nơi công cộng để biểu tình phản đối việc Mỹ leo thang chiến tranh ở Syria trong ngày 14-4-2018.
Tại Pháp, phần lớn các phe phái chính trị từ cực tả đến cực hữu đối lập ở Pháp đều đã lên tiếng phản đối sự tham gia của nước này vào cuộc không kích Syria mà không được sự cho phép của Hội đồng bản an Liên Hợp quốc. Ông Bruno Retailleau, thủ lĩnh nhóm nghị sĩ đảng Những người Cộng Hòa trong Thượng nghị viện Pháp đã tuyên bố Pháp “không có bằng chứng về việc chính quyền Syria gây ra vụ tấn công hóa học ở Douma”. Ông này cũng nhấn mạnh rằng “thêm cuộc chiến vào chiến tranh không bao giờ đem lại hòa bình.”
Còn ông Julien Aubert, nghị sĩ đảng Những người Cộng Hòa cho rằng cuộc biểu dương lực lượng này “có nguy cơ nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố”, kích động tư tưởng coi “phương Tây là thù địch với thế giới Arab”. Ông Julien Aubert nhận xét rằng cuộc tấn công này đã làm suy yếu đường lối ngoại giao ôn hòa của Pháp. Ông khẳng định rằng quyết định của Tổng thống Emmanuel Macron là một sai lầm, đồng thời nhấn mạnh rằng những bài học của quá khứ và những thất bại của Pháp ở Trung Đông “dường như đã bị lãng quên”. Ông Julien Aubert cũng đánh giá, với việc tấn công bằng tên lửa vào một quốc gia có chủ quyền mà không có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thì Pháp đã “không đúng về mặt pháp luật” và đã có hành động “phá hủy hệ thống pháp luật” của Liên Hợp Quốc.
Đồng minh thân cận của Mỹ là Anh cũng vấp phải những chỉ trích mạnh mẽ của dư luận trong nước. Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại London dẫn kết quả cuộc thăm dò dư luận của tổ chức YouGov cho biết sau khi Anh tham gia tấn công Syria, chỉ có 22% số người được hỏi ủng hộ việc không kích Syria và nhiều nghị sỹ Anh cho rằng Thủ tướng nước này Theresa May có trách nhiệm tham vấn Quốc hội trước khi quyết định để Anh tham chiến.
Thủ hiến vùng Scotland Nicola Sturgeon chỉ trích bà Theresa May đã bị tổng thống Mỹ “dắt mũi” và khẳng định chính sách đối ngoại của Anh cần có sự thông qua của Quốc hội chứ không phải do Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định. Bà N. Sturgeon cho rằng hành động mới nhất của Anh và các đồng minh có nguy cơ đẩy căng thẳng leo thang lên mức nguy hiểm.
Đồng quan điểm, lãnh đạo Công đảng đối lập Jeremy Corbyn đã mô tả cuộc tấn công Syria do Mỹ dẫn đầu là "một hành động có vấn đề về mặt pháp lý”. Ông cho rằng Thủ tướng May không nên đi theo dẫn dắt của Tổng thống Trump mà nên tham vấn Quốc hội trước khi đưa ra quyết định tham gia tấn công Syria. Quan chức này cũng nhấn mạnh bom đạn không cứu được con người hay mang lại hòa bình và Anh nên đóng một vai trò dẫn đầu trong việc thúc đẩy một lệnh ngừng bắn trong cuộc xung đột tại Syria, thay vì đặt quân đội Anh vào thế nguy hiểm.
Ông Ian Blackford, người đứng đầu nhóm nghị sĩ của đảng Dân tộc Scotland (SNP) tại Hạ nghị viện Anh đã công khai chỉ trích Thủ tướng May và tuyên bố “không thể chấp nhận được việc Thủ tướng tự mình đưa ra quyết định tham chiến mà không hề có bất cứ một cuộc thảo luận nào trước đó với Quốc hội.” Còn những người phản đối quyết định tham chiến của thủ tướng Anh Tesa May dự kiến sẽ tổ chức một cuộc biểu tình lớn vào ngày mai, 16-4-2018 đẻ phản đối quyết định tùy tiện của Teresa May.
Các nhà hoạt động của tổ chức Liên minh vì Chấm dứt Chiến tranh (STWC) của Anh đã tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài dinh thự của Thủ tướng Theresa May, kêu gọi bà không tham gia vào liên minh do Mỹ dẫn dầu tấn công Syria. Tại Athens, cảnh sát Hy Lạp cho biết khoảng 6.000 đến 7.000 người tuần hành ở trung tâm thủ đô trong cuộc tuần hành do Đảng Cộng sản Hy Lạp tổ chức, để phản đối các cuộc tấn công của liên quân do Mỹ dẫn đầu vào Syria. Trung Quốc và Cuba kịch liệt phản đối cuộc không kích của Mỹ, Anh, Pháp và bảo vệ quan điểm của Nga và Syria. Các nước Peru, Brasil, Ai Cập, Việt Nam… thì đã bày tỏ lo ngại về cuộc không kích của Mỹ và các đồng minh nhằm vào Syria, đồng thời kêu gọi các bên liên quan kiềm chế để tránh một cuộc xung đột leo thang có thể đe dọa hòa bình thế giới. Còn Tổng thống Evo Morales thì lên án mạnh mẽ hành động tấn công quân sự của Mỹ, Anh và Pháp, kêu gọi Washington chấm dứt việc sát hại những người vô tội ở Syria.


1 nhận xét: