Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

THỰC HƯ CHUYỆN "QUÂN OAN"


Gần đây, trên mạng xuất hiện hình ảnh nữ quân nhân đứng trước cửa một số cơ quan chức năng cầm trên tay từ giấy Ao có in chữ. Nội dung tờ giấy quân nhân ấy viết gì vì qua mạng, nên không đọc được. Một số người bắt được hình ảnh này họ chộp ngay và gào lên là hiện nay không chỉ có “dân oan” mà có cả “quân oan”(!) Vậy thực hư chuyện này là thế nào?
Qua hình ảnh và tìm hiểu của Tre Việt được biết, nữ quân nhân ấy là Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Thị Hoài Thương, sinh năm 1976, là nhân viên Trại Tạm giam T771 thuộc Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng. Quân nhân này được điều động từ Trại Tạm giam T771 tăng cường công tác tại bộ phận Văn thư, sau đó được điều động nấu ăn tại Cục Điều tra hình sự. Trong thời gian này, quân nhân Thương tự ý đi học lớp nghiêp vụ Tài chính, kế toán hệ tại chức. Sau khi tốt nghiệp không chỉ có biểu hiện không hòa nhập với tập thể, gây mất đoàn kết trong nội bộ mà còn yêu sách với tổ chức đòi được làm việc tại bộ phận tài chính của Cục. Không được toại nguyện, các năm gần đây quân nhân này đã nhiều lần gửi đơn tố cáo cán bộ, đảng viên trong cơ quan Cục và các cơ quan chức năng. Mặc dù đã được cấp ủy, chỉ huy và cơ quan chức năng gặp gỡ, giải thích, song quân nhân Thương vẫn tiếp tục khiếu kiện đến Thanh tra Chính phủ và Tòa án nhân dân tối cao. Đồng thời đăng tải thông tin lên trang faceboock cá nhân, gây sự phản ứng trái chiều trong dự luận trên mạng xã hội, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đơn vị và Quân đội.
Từ 26-02-2015, sau khi được điều từ Cục Điều tra hình sự về Trại Tạm giam T771, ngoài thời gian nghỉ phép, khám chữa bệnh được đơn vị đồng ý, thời gian còn lại quân nhân Thương không có mặt tại đơn vị để thực hiện nhiệm vụ.
Trước tình hình ấy, đơn vị đã nhiều lần gặp gỡ, giải thích, định hướng tư tưởng; Ủy ban Kiểm tra Cục Điều tra hình sự và Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ Tổng tham mưu - Cơ quan Bộ Quốc phòng đã kết luận: Đồng chí Thương đã vi phạm Điều lệnh quản lý bộ đội, Quy định 47 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm; Nghị định 33/2002/NĐ-CP của Chính phủ; Quyết định 1602/200/QĐ-BQP của Bộ Quốc phòng về quy chế quản lý tài liệu mật, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đơn vị và một số cá nhân trong đơn vị. Vì thế, năm 2015, Cục Điều tra hình sự đã kỷ luật quân nhân Thương bằng hình thức cảnh cáo cả về Đảng và chính quyền và điều động từ Cục về Trại Tạm giam T771. Xét đề nghị của Cục Điều tra hình sự, ngày 17-4-2017, Bộ Tổng Tham mưu đã quyết định về việc nghỉ hưu đối với quân nhân Thương. Thế nhưng quân nhân Thương không đến nhận mặc dù đơn vị đã nhiều lần thông báo.
Như vậy, dù có nhận quyết định hay không thì Thương cũng không còn là quân nhân nữa, chỉ là cựu quân nhân mà thôi. Do đó hình ảnh của Thương xuất hiện trên mạng xã hội gần đây là do cô này lợi dụng trang phục của Quân đội để làm xấu hình ảnh của Quân đội. Đó không phải là “quân oan” như một số người lớn tiếng xóa mạ Quân đội. Tre Việt thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần có biện pháp kiên quyết, nghiêm khắc với những người không chấp hành pháp luật, không để “con sâu làm rầu nồi canh”./.


1 nhận xét:

  1. Phải xử lý nghiêm Thương vì đã lợi dụng trang phục của Quân đội để làm xấu hình ảnh của Quân đội.

    Trả lờiXóa