Pháp luật nước ta cũng như các quốc gia, quyền bao giờ
cũng đi đôi với nghĩa vụ. Hiến pháp và nhiều bộ luật nước ta đã quy định rõ
ràng các quyền tự do ngôn luận, báo chí, kể cả sử dụng mạng xã hội, và quyền
tiếp cận thông tin.
Theo
tổ chức nghiên cứu về mạng xã hội quốc tế Next Web, Việt Nam nằm trong
“top 10” quốc gia có nhiều người dùng Facebook nhất thế giới
Tôn trọng và bảo đảm Quyền con người thuộc bản chất và
là một mục mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta. Cho đến nay, trong thời kỳ đổi
mới, quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, các Quyền con người được được tôn trọng và bảo đảm trên thực tế.
Lần đầu tiên Hiến pháp 2013 đã giành
cả một chương (Chương II ) quy định về “QCN, quyền và nghĩa vụ công dân”.
Chương này không chỉ quy định đầy đủ các QCN, quyền và nghĩa vụ công dân mà còn
quy định những nguyên tắc cơ bản về QCN. Đó là: 1) Nguyên tắc về mối quan hệ
giữa Nhà nước với người dân, trong đó Nhà nước có nghĩa vụ, người dân là chủ
thể của quyền; 2) nguyên tắc hạn chế quyền (chẳng hạn quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo… (Điều 24); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông
tin, hội họp, lập hội, biểu tình… (Điều 25) có thể bị hạn chế “vì lợi ích an
ninh quốc gia, trật tự xã hội…”. Cần lưu ý rằng, quyền tự do ngôn luận, báo
chí, quyền tiếp cận thông tin…” là những quyền bị hạn chế.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết năm
2017, cả nước có 849 cơ quan báo chí, tạp chí in, trong đó có 86 báo Trung
ương, 99 báo địa phương, 664 tạp chí và 67 đài phát thanh, truyền hình Trung
ương và địa phương, 5 đơn vị hoạt động truyền hình với tổng số kênh phát thanh,
truyền hình trong nước được cấp phép là 281 kênh; 195 cơ quan báo chí điện tử
đã được cấp phép, trong đó có 171 cơ quan báo chí, đài, tạp chí thực hiện loại
hình báo chí điện tử; 178 giấy phép được thiết lập trang thông tin điện tử tổng
hợp được cấp cho các cơ quan báo chí in, phát thanh, truyền hình để khai thác
thế mạnh của loại hình thông tin hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin trong tình
hình mới, nhất là khi thông tin trên mạng xã hội ngày càng có ảnh hưởng đến xã
hội.
Năm 2016, Quốc hội ta đã thông qua Luật tiếp cận thông
tin (LTCTT). Đây là một đạo luật cụ thể hóa về quyền tự do ngôn luận, báo chí
được quy định trong Hiến pháp 2013. Theo quy định của LTCTT thì quyền tiếp cận
thông tin là một quyền có thể bị hạn chế hoặc là quyền có điều kiện. Những
quyền bị hạn chế chẳng hạn: “Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những
thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh
quốc gia, đối ngoại, ...”;
nhữngthông
tin được tiếp cận có điều kiện: “Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được
tiếp cận nếu chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý”... Thông tin liên quan đến
bí mật đời sống riêng tư, nếu được người đó đồng ý” (Điều 7).
Điều
11 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm: “Cố ý cung cấp thông tin sai
lệch, không đầy đủ, trì hoãn việc cung cấp thông tin; hủy hoại thông tin; làm
giả thông tin… Cung cấp hoặc sử dụng thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân
phẩm, uy tín, gây kỳ thị về giới, gây thiệt hại về tài sản của cá nhân, cơ quan,
tổ chức...”
Trước tình hình nhiều cá nhân, tổ chức mạng sử dụng
mạng xã hội, internet vi phạm quyền, lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích cá nhân,
Bộ luật Hình sự 2015 đã có những quy định bảo vệ các quyền này. Điều 288 về
“Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” quy
định, người nào thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhằm thu lợi bất
chính thì bị phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cao nhất đến 7
năm. Trong thời gian qua, không ít người cho rằng, mọi người đều có quyền sử
dụng mạng viễn thông, mạng máy tính, mạng xã hội, xem đó là một quyền tuyệt đối
không có giới hạn cả những thông tin sai sự thật, thông tin bịa đặt... lên mạng
mà không phải chịu trách nhiệm gì. “Bản lên tiếng” nói trên là một ví dụ.
Hơn lúc nào hết cán bộ, đảng viên và người dân cần
hiểu rõ, nắm vưỡng các quy định của pháp luật về quyền tự do báo chí, tự do
ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin; nâng cao tinh thần cảnh giác với những thủ
đoạn tung tin ảo trên mạng xã hội, tránh tình trạng vô tình trở thành người vi
phạm pháp luật.
Bọn phản động thường dùng mọi thủ đoạn để xuyên tạc, bóp méo sự thật; nhằm mục đích chống phá Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy chúng ta phải đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động của chúng.
Trả lờiXóa