Gần
đây, sau khi bị mời lên đồn công an để trao đổi về nội dung của cuốn sách
“Chính trị Bình dân”, cây bút chống Cộng Phạm Đoan Trang thường tuyên truyền
rằng khi “đàn áp” bà, nhà nước đã vi phạm quyền tự do tư tưởng, tự do học
thuật. Chẳng hạn, trong một post mang tên “Nhân chứng cuối cùng”, được đăng lên
Facebook vào ngày 3 tháng 3 năm 2018 (1), Đoan Trang tự ví mình với những nhà
văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu bị nhà nước thẩm vấn và tịch thu sách hồi giữa thế
kỷ 20, trong những vụ án như vụ Xét lại hay Nhân văn – Giai phẩm. Không dừng ở
đó, Đoan Trang còn tỏ ra khá tự tin vào chỗ đứng lịch sử của bản thân, khi
tuyên bố rằng bà là “nhân chứng của thế hệ người viết cuối cùng” ở Việt Nam còn
bị nhà nước “truy đuổi” vì chước tác của mình.
Đọc
xong post này, tôi không nhịn được cười, vì nghĩ bà Đoan Trang bị ảo tưởng
nặng. Bà đang tự bi kịch hóa đời mình, để nâng bản thân lên một tầm vóc mà thực
ra bà không có.
Ảo
tưởng của Phạm Đoan Trang gồm bốn điểm:
Thứ nhất, bà Trang đang là mục tiêu
đàn áp của Nhà nước.
Trên
thực tế, công an mới chỉ mời bà lên đồn để trao đổi về nội dung cuốn sách, chứ
chưa hề có động thái xa hơn. Họ mới làm thế, mà Đoan Trang đã tung ra cả một
chiến dịch truyền thông để đả kích họ và tự đánh bóng bản thân mình, thì tôi
không thể không nghĩ hoặc bà Trang là một thành phần rạch mặt ăn vạ trong giới
truyền thông, hoặc bà bị ảo tưởng nặng.
Thứ hai, ảo tưởng bản thân là nhà
hoạt động chính trị "bất khuất"
Sau
vụ việc vừa rồi, bà Trang bị ảo tưởng rằng mình là một chính khách gương mẫu và
can đảm. Nhưng khác với bà Trang, tôi thấy bà chỉ là một tuyên truyền viên dối
trá và hèn nhát.
Bà
là kẻ hèn nhát và coi thường pháp luật vì đã vội vàng chạy trốn khỏi nơi cư
trú, để sống ngoài vòng pháp luật, khi hệ thống pháp luật còn chưa có bất cứ
động thái mạnh tay nào với bà.
Và
vì bà nói như vẹt về “thượng tôn pháp luật” khi viết sách, viết báo, mà lại
không hề tuân thủ luật ngoài đời, tôi thấy bà không phải là một chính khách dân
chủ đàng hoàng, mà chỉ là một anh mõ làng của lý thuyết dân chủ.
Thứ ba, bà Trang ảo tưởng rằng cuốn
“Chính trị Bình dân” có giá trị học thuật, và khiến bà bị đàn áp vì lý do học
thuật, tư tưởng.
Trong
khi đó, ngay sau khi cuốn sách này ra đời, đã có nhiều bài viết chỉ ra rằng giá
trị học thuật của cuốn sách rất thấp. Chẳng hạn, bài này cho thấy một lượng lớn
kiến thức trong sách được bà Trang copy từ Wikipedia tiếng Anh.
Trong
khi đó, bài này chỉ ra rằng khi viết sách, bà Trang đã cố tình lập lờ giữa
truyền đạt tri thức và tuyên truyền chính trị, đồng thời đưa thông tin theo
kiểu tuyên truyền một chiều pha lẫn nói chuyện phiếm.
Tóm
lại, cuốn sách của bà Trang không có giá trị về mặt học thuật, thông tin, mà
chỉ có giá trị về mặt tuyên truyền, quảng bá cho các hoạt động dân chủ của bà
và những người cùng ekip, dán thêm một vài dòng lý luận lên trước cho ra vẻ
“sách vở”. Tiếc rằng Việt Nam
chỉ thiếu học thuật, chứ tuyên truyền chính trị thì đã quá thừa thãi.
Thứ tư, bà Trang ảo tưởng rằng khi
động vào bà, nhà nước đã vi phạm quyền tự do học thuật, tự do tư tưởng.
Tuy
nhiên, thực tế là trong vụ này, nhà nước chưa vi phạm bất cứ quyền nào của bà,
vì họ mới chỉ mời bà gặp để trao đổi chứ chưa hề có động thái khác. Thêm nữa,
nếu chịu khó đọc, bà Trang sẽ thấy những tư tưởng mà cuốn “Chính trị Bình dân”
đề cập không hề mới ở Việt Nam. Chẳng hạn, khi bàn về thể chế dân chủ tư bản,
cuốn “Chính trị Bình dân” cung cấp lượng kiến thức không lớn bằng một góc so
với nhiều cuốn sách đã xuất bản trong nước từ lâu, như “Nền Dân chủ Mỹ” của de
Toqueville, “Nền Đạo đức Tin lành và Chủ nghĩa Tư bản” của Weber hay “Hiến pháp
Mỹ”. Chừng nào những sách đó vẫn tái bản đều ở Việt Nam , thì Đoan Trang không thể nói
rằng cuốn “Chính trị Bình dân” bị ngăn trở vì lý do học thuật và tư tưởng.
Trong
thực tế, mâu thuẫn giữa Đoan Trang và hệ thống thực thi pháp luật không nằm ở
vấn đề học thuật, tư tưởng, mà nằm ở vấn đề an ninh quốc gia. Đoan Trang từng
tham gia tổ chức VOICE, một vòi bạch tuộc của đảng khủng bố Việt Tân, và đang
điều hành một đường dây xin tiền tài trợ của nước ngoài cho các tổ chức chống
Cộng trong nước.
Mới
đây, trong một bản viết tay được phát tán trên mạng, Phạm Đoan Trang cũng công
khai thừa nhận rằng mình chống nhà nước hiện hành ở Việt Nam .
Như
vậy, chiểu theo luật pháp hiện hành, Phạm Đoan Trang đủ điều kiện để bị truy tố
vì vi phạm điều 79 Bộ Luật Hình sự, với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân”. Cần lưu ý rằng ở mọi nước, kể cả Mỹ, các hoạt động nhằm “xóa
bỏ” nhà nước hiện hành đều được xem là xâm hại an ninh quốc gia, và bị xử lý
nghiêm theo pháp luật. Vì vậy, nếu Phạm Đoan Trang thật sự “thượng tôn pháp
luật” như tuyên truyền, Trang sẽ ra đầu thú và thể hiện sự ăn năn.
Tất cả những kẻ bán nước cầu vinh phải bị pháp luật trừng trị thích đáng
Trả lờiXóa