Thời gian qua, lợi dụng những hạn
chế, yếu kém trong quản lý, điều hành xã hội của chính quyền các cấp về vấn đề
đầu tư, ô nhiễm môi trường, giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa,… các phần tử
cực đoan trong tôn giáo nói chung, công giáo nói riêng đã có các hoạt động vi
phạm pháp luật Nhà nước, trái với giáo lý tôn giáo. Được sự tiếp tay của các
thế lực phản động bên ngoài, những kẻ cực đoan đội lốt tôn giáo kêu gọi, kích
động giáo dân tụ tập, biểu tình, tuần hành, gây rối, tấn công người thi hành
công vụ, đập phá phương tiện, cản trở hoạt động giao thông, gây mất ổn định an
ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên một số địa bàn.
Nhìn lại lịch sử, Việt Nam là nước đa tôn giáo.
Mặc dù nguồn gốc, đặc điểm và thời điểm hình thành, phát triển của mỗi tôn giáo
có khác nhau, nhưng nhìn chung các tôn giáo luôn có tinh thần bao dung, đoàn kết,
gắn bó trong đại gia đình các dân tộc, tôn giáo Việt Nam. Cộng đồng các tôn giáo
luôn đồng hành cùng dân tộc, đóng góp một phần quan trọng trong quá trình xây dựng,
bảo vệ và phát triển đất nước. Nhận thức đúng vai trò của các tôn giáo và các
tín đồ tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta luôn có quan điểm, chính sách đúng đắn và
khẳng định: “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân.
Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”; thường
xuyên quan tâm, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hệ thống
giáo lý, giáo luật và quy định của pháp luật Việt Nam. Do đó đã cổ vũ, động
viên đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo chung sức, chung lòng cùng cộng
đồng, làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc.
Thế
nhưng với bản chất thù địch, các thế phản động đang ráo riết lợi dụng vấn đề
“tôn giáo” coi đó là vũ khí đặc biệt quan trọng để phá hoại, chia rẽ khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, làm mất ổn định chính trị - xã hội ở Việt Nam bằng những
thủ đoạn và phương thức tinh vi, phức tạp nhằm gây mất ổn định an ninh chính
trị, an toàn xã hội trên địa bàn... Sự chống phá quyết liệt của những kẻ cực
đoan trong tôn giáo cùng sự “hà hơi, tiếp sức” của các thế lực thù địch bên
ngoài đã làm cho một số người nhẹ dạ cả tin trong bà con giáo dân lầm tưởng
rằng việc làm đó là đi theo “tiếng gọi của Chúa”, để rồi nghe lời xúi giục, bị
kích động và tham gia vào những hoạt động trái pháp luật.
Chúng ta
hãy cảnh giác, chủ động và tích cực đấu tranh lật tẩy những mưu đồ đen tối của
những kẻ trá hình đội lốt tôn giáo trước ánh sáng công lý để bảo vệ và phát huy
sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện hiện thắng lợi sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, đem lại cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc cho Nhân dân.
Người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa