Thời gian
qua, lợi dụng vụ việc Ông Đinh La Thăng nguyên ủy viên bộ chính trị, nguyên chủ tịch HĐQT Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN bị truy tố và đưa ra xét xử về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng và đồng phạm của ông là Trịnh Xuân Thanh nguyên Chủ tịch HĐQT, TGĐ
Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC, cùng 20 đồng phạm khác cũng
bị truy tố và đưa ra xét xử tội danh cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng. Các thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề này để đẩy mạnh
chiến lược “diễn biến hòa bình” với cấp độ ngày càng quyết liệt. Mặc dù Tòa đã
tuyên án song chúng vẫn tập trung triệt để việc sử dụng các phương tiện truyền
thông, đặc biệt là Internet, sử dụng các trang mạng xã hội, các blog truyền bá
các quan điểm sai trái, tung tin xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; vu cáo, bịa đặt, xuyên tạc lêch lạc tính chất vụ việc, đồng
thời còn cho rằng có sự thanh trừng, đấu đá quyền lực lẫn nhau trong nội bộ
Đảng ta, nhằm mục đích chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm giảm niềm tin của
nhân dân với Đảng, Nhà nước...
Hiện nay,
Đảng ta đang chủ trương tăng cường đẩy mạnh công cuộc phòng, chống tham nhũng,
đưa công tác phòng chống tham nhũng đi vào chiều sâu, quyết tâm làm trong sạch
bộ máy của Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt, những năm gần
đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước công tác phòng, chống
tham nhũng ở nước ta đã có nhiều khởi sắc, bước đầu đã thu được những kết quả
rất quan trọng.
Tuy nhiên gần
đây, khi công tác phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta chuyển biến theo
chiều hướng ngày càng hiệu quả hơn thì các thế lực thù địch, chống phá Đảng và
chế độ lại đưa ra mọi luận điệu để xuyên tạc, chống phá ngày càng quyết liệt
hơn. Vậy nên, Cán bộ, đảng viên cũng như quần chúng nhân dân cần phải hết sức
cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn của chúng, kiên quyết không để chúng lợi dụng
công cuộc phòng chống tham nhũng để chống phá Đảng, chống phá chế độ ở nước ta.
Trong công
cuộc phòng, chống tham nhũng, Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán chủ trương huy
động và phát huy vai trò, sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống
chính trị để cùng tham gia phòng, chống tham nhũng, xem đây là một trong các
giải pháp hữu hiệu để đưa công tác phòng chống tham nhũng đi vào chiều sâu và
đem lại hiệu quả thiết thực.
Trong
vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm, với mức độ tính chất nghiêm
trọng đã gây ra những thiệt hại to lớn cho nhà nước về kinh tế , các bị cáo đã
bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Từ khi bị khởi tố bắt giam và
đưa các bị cáo ra xét xử tuyên án các cơ quan công quyền đều thực hiện đúng quy
trình, quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành, việc xét xử mang tính công khai,
dân chủ, khách quan. Thế nhưng các thế lực thù địch lại cho rằng việc xét xử vụ
án là thiếu khách quan, còn nhiều thiếu sót bỏ lọt tội phạm, chúng khẳng định
những bị cáo đưa ra xét xử chỉ là tốt thí còn những chủ chốt của vụ việc đang
ẩn trong bong tối….. bên cạnh đó lợi dụng vụ việc, chúng còn rêu rao những luận
điểm như chống tham nhũng thực chất là cuộc đấu tranh giữa các phe phái khác
nhau, các nhóm lợi ích khác nhau, cụ thể là giữa các nhà tư tưởng và nhà kỹ trị
trong lãnh đạo đảng và lãnh đạo nhà nước… Song với quan điểm rõ ràng không để
bất cứ vụ án nào “chìm xuồng”, không có vùng cấm với cá nhân và tổ chức sai
phạm dù đó là ai, có tội thì phải chịu sự trừng phạt của pháp
luật. Mọi
công dân đều bình đẳng trước pháp luật, kể cả công dân đó từng giữ những vị
trí, trọng trách rất cao trong bộ máy của Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng đã nhiều lần khẳng định “không có vùng cấm trong xử lý tham nhũng”,
“lò đã nóng thì không ai đứng ngoài cuộc được”. Đó là những gì mà người dân có
thể thấy thông qua các vụ án mà chúng ta đã và đang xét xử. Thế nên các thế lực
thù địch phải thấy rằng dù chúng có tuyên truyền những luận điệu xuyên tạc đến
cấp độ nào thì sau vụ án này, nhất là những mức án được tuyên đã vừa thể hiện
tính nghiêm minh nhưng cũng đồng thời thể hiện được sự khoan hồng của pháp luật
củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Vì vậy, mỗi
cán bộ, đảng viên chúng ta phải cùng với toàn Đảng và toàn dân tích cực tham
gia phòng chống tham nhũng, thoái hóa, biến chất về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên góp phần làm trong sạch bộ
máy của Đảng, Nhà nước. Đồng thời không để các thế lực thù địch lợi dụng chống
phá Đảng, chống phá chế độ mà chúng ta đã và đang dày công xây dựng.
Chúng ta phải nâng cao cảnh giác và đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch, phản động
Trả lờiXóa