“Diễn biến
hoà bình” (DBHB) là chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù
địch nhằm lật đổ chế độ chính trị - xã hội của các nước tiến bộ, trước hết là
các nước XHCN và các nước không tuân theo sự lãnh đạo của chúng từ bên trong bằng
biện pháp phi quân sự. Bản chất của chiến lược DBHB là: Chống phá
CNXH, chống độc lập dân tộc. Thực chất đây là cuộc đấu tranh gia cấp và đấu
tranh dân tộc trong giai đoạn mới Mục tiêu của chiến lược DBHB mà các
thế lực thù địch tiến hành ở Việt Nam là làm chuyển hoá chế độ XHCN ở nước ta
theo con đường TBCN. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
ta là phải làm thất bại âm mưu thủ đoạn trong chiến lược DBHB của kẻ thù đối với
cách mạng Việt Nam .
Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tạo môi trường hoà bình để đẩy mạnh sự
nghiệp CNH - HĐH đất nước. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
và nền văn hoá; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc. Hiện nay
CNĐQ cho rằng sự ra đời của CNXH là nguy cơ, là hiểm hoạ đối với chúng.
Do vậy khi CNXH mới được hình thành trên cơ sở lí luận thì chúng đã kiên quyết
chống phá và khi CNXH được thiết lập ở Liên Xô và các nước Đông Âu thì chúng
càng điên cuồng chống phá. Nhưng sau nhiều năm chống phá CNXH và phong trào
cách mạng thế giới chúng đã rút ra bài học là không thể dùng sức mạnh
quân sự đơn thuần để chiến thắng mà cần sử dụng các biện pháp tổng lực: Chống
phá về kinh tế, chính trị, văn hoá, văn nghệ, quân sự, ngoại giao và bằng chiến lược DBHB thì mới có thể
chiến thắng CNXH. Vì vậy, từ giữa thế kỷ XX, chiến lược DBHB bắt đầu hình
thành. Ban đầu DBHB chỉ được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ cho các chiến lược
“ngăn chặn, phản ứng linh hoạt” của CNĐQ để chống phá CNXH và phong trào cách mạng
thế giới. Gần đây DBHB đã trở thành chiến lược cơ bản của CNĐQ và các thế lực
phản động âm mưu lật đổ chế độ chính trị - xã hội các nước CNXH. Chiến lược
DBHB của CNĐQ là nhân tố trực tiếp làm sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu.
Đảng ta xác định chiến lược DBHB là một trong bốn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của
Đảng ta. Vì vậy, chống chiến lược DBHB, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ cấp bách của
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Nội dung
chính của chiến lược DBHB, là kẻ thù sử dụng mọi thủ đoạn kinh tế, chính trị,
tư tưởng, văn hoá, xã hội, đối ngoại, an ninh,v.v.. để phá hoại, làm suy yếu từ
bên trong các nước XHCN. Kích động mâu thuẫn xã hội, tạo ra các lực lượng chính
trị đối lập núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, sắc
tộc, khuyến khích tư nhân hoá về kinh tế, đa nguyên về chính trị, làm mơ hồ
giai cấp và đấu tranh giai cấp trong nhân dân lao động. Đặc biệt, chúng coi trọng
khích lệ lối sống tư sản và từng bước làm phai nhạt mục tiêu, lí tưởng XHCN ở một
bộ cán bộ, đảng viên. Triệt để khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của
Đảng, Nhà nước ta trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo nên sức ép, từng
bước chuyển hoá và thay đổi đường lối chính trị, chế độ xã hội theo quỹ đạo
CNTB.
Chiến lược
DBHB đã ra đời, phát triển cùng với sự điều chỉnh phương thức, thủ đoạn chiến
lược của CNĐQ và các thế lực phản động quốc tế để chống phá các nước XHCN, được
hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn.
Giai đoạn
từ 1945 - 1980: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trước sự lớn mạnh của Liên Xô
sự ra đời của một loạt nước xã hội chủ nghĩa, phong trào cách mạng thế giới
phát triển nhanh chóng... chủ nghĩa đế quốc thực hiện chiến lược toàn cầu: Ngăn
chặn" sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Chiến lược này do Tổng thống
Mỹ Tru man khởi xướng ngày 12 tháng 3 năm 1947, trong đó coi trọng dùng thủ đoạn
quân sự đe doạ, bao vây, can thiệp vũ trang, cùng với tiến hành chiến tranh để
"ngăn chặn " ảnh hưởng của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Trước đó
ngày 22 tháng 12 năm 1946, Ken-man đại diện lâm thời của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
tại Liên Xô trình nên chính phủ Mĩ một bức điện 8000 từ về kế hoạch chống
Liên Xô toàn diện hơn bao gồm: Bao vây quân sự, phong toả kinh tế; lật đổ chính
trị; thậm chí dùng vũ lực can thiệp. Cũng trong thời gian này, giám đốc CIA (cơ
quan tình báo Mĩ ) tuyên bố: Mục tiêu là phải reo rắc ở Liên Xô sự hỗn loạn và
phải bắt đầu bằng chiến tranh tâm lí thay giá trị của Liên Xô bằng đồ rởm
và tìm mọi cách ủng hộ và nâng đỡ đám gọi là “nghệ sĩ” để họ truyền bá bạo
lực, đồi trụy, chủ nghĩa vô liêm sỉ, phản bội vào Liên Xô. Tóm lại, mọi thứ vô
đạo đức. Từ đó chiến tranh tâm lí chống Liên Xô được nâng lên hàng quốc
sách ở Mĩ, gọi là chiến tranh tâm lí tổng lực. Tháng 4 năm 1948, Quốc hội Mĩ
chính thức phê chuẩn kế hoạch Mác San, tăng viện trợ để khích lệ lực lượng dân
chủ, cài cắm gián điệp vào các đảng cộng sản để phá hoại các nước xã hội chủ
nghĩa và ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Tây Âu, hướng họ phụ thuộc vào Mĩ.
Trong hai năm 1949 - 1950 Mĩ đã chi 50 triệu đô la cho hoạt động chiến tranh
tâm lí chống Liên Xô . Năm 1949 Mĩ lập Uỷ ban châu Âu tự do có đài phát thanh
riêng. Tháng 7 năm 1947, khi đã trở về Oa-sinh-tơn giữ chức Phó giám đốc học viện
quốc phòng, chuyên trách về đối ngoại, Ken- nan lại trình bầy những biện pháp bổ
xung cho chiến lược "ngăn chặn": bên cạnh việc tăng cường vũ lực và sẵn
sàng sử dụng vũ lực, cần tăng cường viện trợ cho các nước xung quang Liên Xô.
Như vậy, cho đến đầu thập kỷ 50, với chủ nghĩa Tru-man ý tưởng "diễn
biến hoà bình " đã được bổ xung cho chiến lược
tiến công quân sự của Mĩ chống Liên Xô. Từ năm 1953, Ai-Xen-Hao nhận chức tổng
thống và 1956 lại trúng cử nhiệm kỳ II đến năm 1961, chính phú Mĩ đã đề ra chiến
lược quân sự "trả đũa ồ ạt" Ai-Xen-Hao dựa vào sức mạnh của răn đe vũ
khí hạt nhân để thực hiện "ngăn chặn" chủ nghĩa cộng sản. Mĩ đã đưa
quân đi khắp thế giới, can thiệp vào nội bộ chính trị các nước trong thế giới
thứ ba. Trong đó chúng coi chiến trường Việt Nam là mục tiêu chính để phá hoại
CNXH và phong trào đáu tranh giải phóng dân tộc (GPDT).
Song song
với chiến lược trả đũa ồ ạt, học thuyết “Ngăn chặn phi vũ trang” của Ken-man được
tán dương và hưởng ứng, bổ xung bởi các học giả của tập đoàn thống trị Mĩ, xuất
hiện ý tưởng “hoà bình giải phóng” của AlenDalet. Như vậy, ý tưởng “diễn
biến hoà bình” được bổ xung và trở thành biện pháp của chiến lược “Ngăn chặn” của
đế quốc Mĩ. Đến tháng 01/1961 Ken-nơ-đi thay Aixenhao và đã đưa ra chiến lược
"phản ứng linh hoạt" cùng chiến lược "hoà bình",
thực hiện chính sách "mũi tên và cành Ôliu"..Từ đây, "diễn biến
hoà bình" đã bước đầu trở thành chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế
quốc và luôn đi cùng sức mạnh quân sự. Tháng 12/1963 Kennơ đi bị ám sát, phó tổng
thống Giôn xơn thay thế, kiêm nhiệm tới năm 1969, Giôn xơn thúc đẩy chậy đưa vũ
trang, triệt để dùng sức mạnh quân sự đi kèm với những hoạt động phá hoại bằng
chính trị mà điển hình là: các vụ bạo loạn ở CHDC Đức (1953), Ba lan, Hungary
(1956) Tiệp khắc (1968). Do lực lượng các nước XHCN trong đó có Liên bang Xô viết
lớn mạnh, chúng lấy chiến lược “phản ứng linh hoạt” thay cho chiến lược “trả đũa
ồ ạt” và tìm kiếm những biện pháp mới đi song song cùng các hoạt động quân sự
hòng chống phá hệ thống XHCN. Từ năm 1961 Mĩ tiến hành “chiến tranh đặc biệt”
và “chiến tranh Cục bộ” chúng đã dưa 50.000 quân Mĩ vào Miền Nam, bị quân và dân
ta đánh cho thất bại thảm. hại. Tháng 3/1968 Giôn iXơn buộc phải tuyên bố ngừng
ném bon Miền Bắc Việt Nam ,
Phải tiến hành đàm phán tại hội nghị Pari, “chiến lược phản ứng linh hoạt” bị
phá sản.
Từ năm
1968 đến năm 1972 Nic xơn trúng cử tổng thống trong bối cảnh so sánh lực lượng
Mĩ - Xô đã thay đổi nhất là lực lượng hạt nhân chiến lược đang ở thế cân bằng,
thất bại trong chiến trường Trung đông, Việt Nam. Nicxơn thực hiện chiến lược
quân sự “răn đe thực tế” mà mục đích cơ bản là ngăn chặn phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng XHCN đang diễn ra trên toàn thế giới.
Cũng trong thời gian này Mĩ thực hiện chính sách ngoại giao "cây gậy và củ
cà rốt " tuy vẫn coi trọng răn đe vũ khí hạt nhân nhưng đã chủ trương tăng
cường tiếp xúc, hoà hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa, tiến hành thẩm thấu tư
tưởng văn hoá, gieo rắc hạt giống chống phá từ bên trong... thúc đẩy tiến
trình, “diễn biến hoà bình" đối
với các nước xã hội chủ nghĩa. Chính Nícxơn đã nêu ra chính sách đối ngoại của
Mỹ đối với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa là dùng đối thoại thay cho đối
đầu. Đàm phán trên thế mạnh là thủ đoạn của Nícxơn để thực hiện "diễn
biến hoà bình". Đến tháng 12 năm 1957, Tổng thống Aixenhao đã tuyên bố
"Mĩ sẽ giành thắng lợi bằng hoà bình" và mục đích của chiến lược để
làm suy yếu và lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Giai đoạn
từ năm 1980 đến nay: Bước vào thập kỷ 80, chủ nghĩa Tư bản đạt được ổn định và
có bước phát triển. Nhiều nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng, thực hiện
đường lối cải tổ, cải cách sai lầm, càng dẫn đến khủng hoảng trầm trọng. Lợi dụng
cơ hội đó, chủ nghĩa đế quốc hoàn chỉnh chiến lược " diễn biến hoà bình
" và ráo riết thực hiện. Nhằm làm sụp đổ Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa
Đông âu cùng các nước xã hội chủ nghĩa khác. Có thể lấy năm 1988, Ních-Xơn xuất
bản cuốn sách "1999, chiến thắng không cần chiến tranh" làm mốc cho sự
hoàn chỉnh chiến lược "diễn biến hoà bình"
Bài viết rất hữu ích
Trả lờiXóa