Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI


Dân chủ là giá trị văn minh của nhân loại, xã hội phát triển càng cao thì dân chủ càng mở rộng, dân chủ gắn liền với mỗi dân tộc, mỗi nhà nước, mỗi thể chế chính trị, thể hiện giá trị của tự do, công bằng và bình đẳng. Dân chủ gắn liền với cá nhân thể hiện giá trị của quyền cơ bản của con người: quyền được sống, quyền được tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc. Dân chủ gắn với các thiết chế xã hội thể hiện chế độ, hình thức nhà nước, phương pháp quản lý xã hội – là tuyên bố của mỗi nhà nước, mỗi đảng cầm quyền trước nhân dân; dân chủ là động lực, mục tiêu của sự phát triển trong công cuộc đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng con người. Suy đến cùng, dân chủ vừa là nguyên tắc, vừa là phương pháp để cho đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý đất nước hướng đến bảo đảm các quyền và lợi ích cho số đông người dân.
“Đa nguyên, đa đảng” được hiểu là biểu hiện của chế độ chính trị có trong lịch sử phát triển của cả nhà nước tư sản và không xa rời đối với kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chế độ đảng cầm quyền của chủ nghĩa tư bản thông thường là đa đảng, chế độ một đảng chỉ là đặc thù. Chế độ đa đảng tư bản chủ nghĩa chủ yếu có 3 loại hình thái: chế độ 1 đảng thống trị, cầm quyền lâu dài (đảng dân chủ tự do của Nhật Bản); chế độ thứ hai là đảng thống trị, thay nhau cầm quyền (Mỹ: Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, Anh: Đảng Bảo thủ và Công Đảng); chế độ đa đảng thống trị, đa đảng cầm quyền (Italia).
Ở các nước xã hội chủ nghĩa, về lý luận và thực tiễn không phủ nhận chế độ đa đảng. C.Mác và Ph.Ăngghen trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã đề cập Đảng Cộng sản phải liên hợp với các chính đảng của giai cấp tiểu tư sản, thậm trí phải liên hợp với một bộ phận tiến bộ của giai cấp tư sản. Sau Cách mạng Tháng Mười, nước Nga cũng không thực hiện chuyên chính một Đảng. Sau thắng lợi của cách mạng, nước Nga đều do liên minh hai đảng hoặc 3 đảng cầm quyền mà hoàn toàn không phải một đảng cầm quyền. Hiện nay, mặc dù đa số các quốc gia xã hội chủ nghĩa thực hiện chế độ một đảng cầm quyền, nhưng cũng có nước như Trung Quốc đã và đang thực hiện chế độ đa đảng (song ở Trung Quốc là đảng cầm quyền). Ở Việt Nam, Tháng Tám năm 1945, Đảng ta lãnh đạo toàn dân tộc đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Trong những ngày đầu giữ chính quyền và nền độc lập dân tộc, Đảng ta đã tuyên bố tự giải tán và Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã mở rộng mọi thành phần cho mọi tổ chức, chính đảng cũng tham gia lãnh đạo đất nước. Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có Đảng như Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội, Quốc dân đảng tham gia. Sau này còn Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội, Đảng Cộng sản, và đến năm 1988, Đảng dân chủ và Đảng xã hội tuyên bố tự giải tán. Tuy nhiên, hai đảng này được tổ chức và hoạt động như đồng minh chiến lược của Đảng Cộng sản, thừa nhận vai trò lãnh đạo và vị trí cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều đó cho thấy, chế độ đa đảng chỉ tồn tại trong nhà nước tư sản mà nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng có thể sử dụng hình thái chính trị này. Song điều quan trọng là duy trì chế độ đa đảng không phải là con đường duy nhất để có được dân chủ thực sự cho người dân.
 Chế độ một đảng cầm quyền hay đa đảng trong hệ thống chính trị có phát huy được dân chủ hay không phụ thuộc nhiều vào phương thức lãnh đạo của đảng cầm quyền đó. Thực tế phát triển của mỗi nhà nước và phương thức lãnh đạo của đảng sẽ trả lời cho việc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với bộ máy nhà nước. Bởi lẽ, phương thức lãnh đạo của đảng (phương thức cầm quyền) sẽ quyết định tính đến tính duy nhất của đảng trong việc lãnh đạo đất nước và toàn xã hội. Để giải quyết vấn đề này cần thấy rằng, phương thức lãnh đạo của đảng cầm quyền trong nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa không giống nhau vì mục tiêu, bản chất giai cấp sở dĩ đã không giống nhau.
Ở nhà nước tư sản, trong chính thể quân chủ lập hiến hoặc cộng hòa đại nghị, đảng nào có số ghế chiếm đa số trong nghị viện thì chủ tịch đảng đó sẽ đồng thời là thủ tướng nên hiện tượng thủ tướng độc lập ban hành và thực hiện chính sách là phổ biến. Việc trình chính sách lên nghị viện và được thông qua là dễ dàng vì đa số ghế của nghị viện thuộc đảng đó. Nếu không, do nghị viện nắm quyền giám sát, có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm dẫn đến thủ tướng và các thành viên của chính phủ phải từ chức và ngược lại, nghị viện có thể bị giải tán để lại bầu lại nghị viện. Đây là phương thức lãnh đạo phổ biến dẫn đến sự mất ổn định xã hội lớn cả trong hai trường hợp nêu trên xảy ra.
Trong khi nhà nước xã hội chủ nghĩa, phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản được khẳng định ở đường lối, chủ trương, công tác tổ chức, cán bộ và biện pháp giáo dục, thuyết phục. Tuy nhiên, sự đổ vỡ của khối các nước xã hội chủ nghĩa lại chỉ ra rằng, sự không phân biệt giữa đảng cầm quyền và chính quyền, sự duy trì đảng trị thay cho pháp trị dẫn đến hiện tượng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất hoạt động mang tính hình thức. Còn Bộ Chính trị Trung ương Đảng mới là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Theo đó, sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu có nguyên nhân do phương thức lãnh đạo của đảng cầm quyền còn xa rời thể chế dân chủ xã hội chủ nghĩa nên việc cả đảng viên và nhân dân từ bỏ thể chế đó đã xảy ra.
Điều này cho thấy dân chủ thực sự được quyết định bởi phương thức lãnh đạo của đảng, cách thức lãnh đạo nhân dân; nhà nước thực hiện và duy trì bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa chứ không phụ thuộc vào thể chế chính trị đó là đa nguyên, đa đảng hay duy nhất một đảng. Bởi nhiều đảng song không có chính đảng có lý tưởng và mục đích chính trị đúng đắn như Đảng Cộng sản thì nhiều đảng vô nghĩa, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không được bảo đảm. Ngược lại, một đảng có mục tiêu, có lý tưởng chính trị đúng đắn nhưng không có phương thức lãnh đạo đúng đắn, không tự thường xuyên chỉnh đốn đảng thì lý tưởng của đảng chí nằm trên giấy.
Chân lý đó được kiểm nghiệm qua thực tiễn ở Việt Nam, trong suốt quá trình cách mạng. Bằng năng lực và sự nỗ lực quên mình vì lợi ích chung, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ thể hiện là đội tiên phong của giai cấp công nhân và thực sự là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và công cuộc đổi mới. Mặc dù hạn chế khuyết điểm, song Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn được nhân dân giao phó trách nhiệm ngày càng cao. Thông qua Hiến pháp, nhân dân không chỉ thừa nhân sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội mà còn là sự giao trách nhiệm cho Đảng. Điều đó cho thấy nguyên lý chủ quyền nhân dân là cơ sở để nhận diện vai trò của Đảng Cộng sản, nó đòi hỏi sự thống nhất về lợi ích và ý chí giữa đảng cầm quyền và nhân dân. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội có tính hợp pháp, tính chính đảng nên muốn bảo đảm vị thế chính trị đó, Đảng luôn chú trọng tới đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đây là biện pháp cần thiết mang tính cấp bách./.


1 nhận xét:

  1. Chúng ta không nên tin bọn phản động và các tổ chức thù địch; chúng chỉ xuyên tạc để chống phá Việt Nam mà thôi

    Trả lờiXóa