Việt Nam là một quốc gia thống nhất, có nhiều tôn
giáo khác nhau cùng tồn tại. Chỉ tính riêng 6 tôn giáo lớn, số tín đồ đã lên tới
hơn 20 triệu người, xấp xỉ 25% dân số nước ta. Theo suốt chiều dài mấy nghìn
năm dựng nước và giữ nước, đồng bào các tôn giáo luôn nêu cao tinh thần đại
đoàn kết, đấu tranh với “thiên tai, địch họa”, có nhiều đóng góp tích cực cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta
luôn khẳng định: vấn đề tôn giáo và
công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt; thực
hiện tốt chính sách tôn giáo, phát huy truyền thống và sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, nguồn sức mạnh to lớn bảo đảm
cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Quan điểm nhất quán của Đảng ta là tôn trọng quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân,
hết sức chăm lo đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc. Tuy nhiên, các
thế lực thù địch đang ra sức lợi dụng tôn giáo để thực hiện chiến lược “Diễn biến
hoà bình” đối với nước ta. Vì vậy, việc
nhận thức và quán triệt sâu sắc quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về
tôn giáo là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận
nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc.
Quan điểm này
thể hiện sự đổi mới quan trọng của Đảng trong nhận thức về vấn đề tôn giáo từ
góc độ đến thái độ tiếp cận. Trước
đây, tôn giáo thường tiếp cận từ hai góc độ tư tưởng triết học và chính trị với
hai định nghĩa mang tính kinh điển: "tôn giáo là hình thái ý thức xã
hội" và "tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân". Đó là
hướng tiếp cận đúng, nhưng chưa đủ theo quan điểm mới của Đảng ta về vấn đề tôn
giáo. Bởi vì, tôn giáo không chỉ là triết học và không chỉ là vấn đề chính trị
mà tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân. Với nhận thức đó, Đảng ta không chỉ bó hẹp tôn giáo
trong khuôn khổ của tư tưởng triết học và chính trị mà còn khẳng định rõ thái độ của những người cộng sản Việt
Nam về sự tôn trọng nhu cầu tinh thần, đời sống tâm linh của nhân dân, một nhu
cầu đích thực, chính đáng của quần chúng có đạo, thể hiện sự quan tâm và bảo đảm
cho những lợi ích thiết thân của đồng bào các tôn giáo. Việc tôn trọng, bảo đảm
và thỏa mãn nhu cầu đời sống tín ngưỡng lành mạnh, chính đáng của họ cũng giống
như việc bảo đảm các quyền lợi khác của con người như ăn, ở, mặc, bảo vệ sức
khoẻ, tự do, nhân quyền, dân chủ, vv…
Từ quan điểm "tôn giáo là vấn đề
còn tồn tại lâu dài" do Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị (1990) nêu ra, đến
Nghị quyết 25 của Đảng đã phát triển lên một bước mới, khẳng định rõ hơn tôn
giáo "đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã
hội. Trên phương diện nhận thức, quan điểm này tránh được các cuộc tranh luận
không cần thiết về vấn đề tôn giáo sẽ tồn tại đến khi nào.
Hai là, Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết
toàn dân tộc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa IX xác định: “Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đồng
bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo.”[1].
Quan điểm nêu trên của Đảng đã góp phần khơi dậy, động
viên tín đồ, chức sắc các tôn giáo phát huy những giá trị tốt đẹp, mặt tích cực,
điểm tương đồng của tôn giáo với chủ nghĩa xã hội; phát huy tinh thần yêu nước
của đồng bào các tôn giáo làm cho họ tự giác đấu tranh chống lại những luận điệu
xuyên tạc âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch chống phá chế độ xã
hội chủ nghĩa ở nước ta. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng
định: "Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động
viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, tham gia đóng
góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tô quốc"[2].
Ba là, vấn đề theo đạo và truyền đạo.
Trên cơ sở nhất quán đường lối tôn trọng tự do tín
ngưỡng, tôn giáo. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Mọi tín đồ có
quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của
pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận hoạt động theo pháp luật
và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc,
nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn
giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật. Việc theo đạo, truyền đạo cũng
như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không
được lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không
được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền
đạo và cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của pháp luật.
Đây là quan điểm có vị trí đặc
biệt quan trọng phản ánh rõ đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta
ngày càng được mở rộng cùng với quá trình đổi mới, dân chủ hóa đời sống xã hội.
Nhưng đồng thời cũng xuất hiện những vấn đế phức tạp trong đời sống sinh hoạt
tôn giáo cần được chấn chỉnh. Cùng với việc khẳng định quyền tự do hoạt động
tôn giáo của tín đồ và các tổ chức tôn giáo hợp pháp, cần nghiêm cấm các tổ chức,
cá nhân chưa được nhà nước thừa nhận tư cách pháp nhân truyền đạo, nghiêm cấm
việc lợi dụng hoạt động tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị
đoan, trục lợi cá nhân hay ép buộc người khác theo đạo. Điều đó không chỉ bảo đảm
cho hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật, giữ vững tình hình chính trị
- xã hội mà còn bảo vệ các tôn giáo chân chính, chống tà đạo, tà giáo và hiện
tượng mê tín dị đoan nhằm làm lành mạnh hoá môi trường sinh hoạt tôn giáo theo
nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo.
Bài viết rất thực tế
Trả lờiXóa