Trong lúc
cả nước ta đang tích cực triển khai, đưa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XII vào cuộc sống, thì các đối tượng thù địch, cơ hội
chính trị trong và ngoài nước tung lên mạng những bài viết, nội dung xuyên tạc
Nghị quyết của Đảng ta. Đánh đồng doanh nghiệp nhà nước với thành phần kinh tế
nhà nước và lợi dụng việc còn một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, thất
thoát, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để phủ nhận vai trò nòng cốt tạo động lực
cho phát triển kinh tế của doanh nghiệp nhà nước, hạ thấp vai trò, vị thế và uy
tín của thành phần kinh tế nhà nước.
Trong thực
tế, doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận của thành phần kinh tế nhà nước. Thời
gian qua, nhìn một cách tổng thể, doanh nghiệp nhà nước (bao gồm doanh nghiệp
100% vốn nhà nước và doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ cổ phần, vốn góp chi
phối) đã nỗ lực vươn lên trong sản xuất, kinh doanh, không ngừng đổi mới, đạt
được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đánh giá vai trò của doanh nghiệp nhà nước,
chúng ta không chỉ duy nhất nhìn vào kết quả hoạt động của nó mà quan trọng hơn
là phải nhìn vào kết quả kinh tế - xã hội tổng hợp của cả nền kinh tế do hoạt
động của các doanh nghiệp nhà nước mang lại. Cùng với cơ chế, chính sách của
nhà nước, doanh nghiệp nhà nước là công cụ quan trọng để bảo đảm thực hiện có
hiệu quả các chính sách ổn định vĩ mô, đối phó với những biến động thị trường,
kiềm chế lạm phát; đóng góp lớn trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; là nguồn thu lớn của ngân
sách nhà nước; đóng góp quan trọng thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và
thực hiện chính sách bảo đảm an sinh xã hội.
Bên cạnh
thủ đoạn xuyên tạc kinh tế nhà nước, các đối tượng thù địch, cơ hội chính trị
còn ra sức xuyên tạc đường lối phát triển kinh tế tư nhân của Đảng, Nhà nước
ta. Chúng tán phát luận điệu “khuyến khích kinh tế tư nhân chỉ là khẩu hiệu mị
dân”, xuyên tạc trắng trợn đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về
khuyến khích, phát triển kinh tế tư nhân trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa
XII.
Chúng ta
đều biết thành phần kinh tế tư nhân dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Đảng ta đã
coi kinh tế tư nhân “là một trong những động lực quan trọng” để phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trên thực tế, Đảng và Nhà
nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân ngày
càng phát triển. Tính đến nay, tỉ trọng kinh tế tư nhân trong GDP chiếm 39 -
40%; đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn; đội ngũ
doanh nhân ngày càng lớn mạnh; số lượng doanh nghiệp của tư nhân tăng nhanh với
nhiều loại hình đa dạng, phong phú phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam;
tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp
phần giữ vững ổn định chính trị, an sinh xã hội của đất nước. Đến cuối năm
2015, cả nước có hơn 500 nghìn doanh nghiêp tư nhân đang hoạt động. Riêng năm
2016, cả nước có trên 110.100 doanh nghiệp được thành lập mới, tạo việc làm cho
gần 1,3 triệu lao động, tăng 16,2% so với năm 2015, lập kỷ lục trong lịch sử
kinh tế Việt Nam. Tỷ trọng đóng góp vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân tăng
mạnh, chiếm hơn 2/3 tổng vốn đầu tư xã hội, đóng góp ngày càng lớn hơn vào sự
nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khu vực
kinh tế tư nhân ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoạch định
chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước. Hiện nay, tất cả các
văn bản pháp luật liên quan đến kinh tế tư nhân đều được Quốc hội, Chính phủ
lấy ý kiến của doanh nghiệp tư nhân. Hệ thống pháp luật, mà trọng tâm là Luật
đầu tư, Luật doanh nghiệp, cùng nhiều chính sách hỗ trợ việc phát triển doanh
nghiệp tư nhân được Nhà nước, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện để tạo hành lang
pháp lý ổn định cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh hoạt động. Những kết quả
trên là thể hiện sinh động trên thực tiễn chủ trương khuyến khích và tạo điều
kiện phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước ta.
Trước những luận điệu cố tình xuyên tạc
Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII, mỗi người chúng ta phải cảnh giác, tỉnh
táo để nhận diện và bác bỏ chúng.
Mỗi công dân Việt Nam cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận diện được âm mưu của của các thế lực thù địch và bọn phản động không để chúng lừa gạt, kích động, lôi kéo.
Trả lờiXóa