Hiện nay, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
không còn là nguy cơ mà là thực tế đáng lo ngại đã được Đảng ta nhận diện và
coi là một thách thức lớn trong quá trình phát triển đất nước. Nghị quyết số
04-NQ/TW, ngày 30-10-2016, của Hội nghị Trung ương 4, khóa XII về tăng
cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộđã thẳng thắn chỉ rõ những biểu hiện của suy thoái về tư tưởng
chính trị, suy thoái về đạo đức lối sống và những biểu hiện tự diễn biến, tự
chuyển hóa trong nội bộ Đảng ta thời gian qua.
Hệ
thống các biểu hiện được nêu trong Nghị quyết số 04-NQ/TW là những căn cứ quan
trọng để từng cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên nhận diện một cách nghiêm túc
với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật”.
Cùng với đó, Trung ương cũng xác định 4 nhóm giải pháp hết sức toàn diện, bảo
đảm tính thống nhất, khoa học và có mối quan hệ biện chứng trong triển khai
thực hiện. Mỗi cán bộ, đảng viên, từng chi bộ, từng địa phương, cơ quan, đơn vị
tự soi mình trong 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, suy thoái đạo
đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để tự xem xét, đánh
giá, thấy được “một bộ phận không nhỏ” rơi vào các biểu hiện đó là có thật; từ
đó, quyết tâm thực hiện bằng được 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp Trung ương đã đề
ra.
Về bản
chất, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là một quá trình suy thoái từ bên trong
dưới sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường cùng với các âm mưu phá
hoại của các thế lực thù địch. Thêm vào đó là sự suy thoái phẩm chất đạo đức,
lối sống của một số cán bộ, đảng viên, xa rời lý tưởng, sa vào lối sống thực
dụng, sùng bái lợi ích vật chất, quyền lực và lợi ích nhóm. “Tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên có thể diễn ra với các mức độ và biểu hiện
cụ thể khác nhau.
Thực
tế cho thấy, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” làm cho bản thân đảng viên, cán
bộ, công chức, nhất là người có chức quyền không còn giữ được lý tưởng bản chất
cách mạng, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp. Cán bộ, đảng viên, nhất là người
đứng đầu trong cấp ủy cơ quan, đơn vị có biểu hiện tha hóa, lười nhác, lợi dụng
chức vụ, quyền hạn để trốn tránh trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm cho cấp dưới,
công thì nhận nhưng khi sai phạm thì lại không dám chịu trách nhiệm. Có những
trường hợp cán bộ, đảng viên nhiều năm liền là “Chiến sĩ thi đua”, nhưng thực
sự lại không có được những đóng góp hữu ích gì cho tập thể; hay có những cán
bộ, đảng viên có thái độ và biểu hiện lười nhác, đi muộn về sớm, đến cơ quan
chỉ để lợi dụng cơ sở vật chất của cơ quan để mưu cầu cho cá nhân như sử dụng
điện thoại, phương tiện của cơ quan để làm việc cá nhân. Với “kiểu” cán bộ lãnh
đạo, đảng viên như vậy sẽ làm cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan,
đơn vị nảy sinh tâm lý chán nản, không còn tâm huyết với công việc, làm việc
theo kiểu đối phó với lãnh đạo... Tình trạng này nếu không chấn chỉnh kịp thời
sẽ dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng như làm mất đi uy tín, danh dự và làm giảm niềm
tin của nhân dân... Thực tế hiện nay, một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn chưa
nhận thức đầy đủ về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và mức độ nguy hiểm của nó
đối với sự tồn vong của Đảng, của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Nhiệm
vụ cấp bách đặt ra là nhận thức sâu sắc về những thách thức, nhận diện đúng
những biểu hiện để đề ra các giải pháp phù hợp đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có
hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đồng thời, kiên quyết
khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; chú trọng xây
dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có bản
lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ đúng
đắn, thực sự tiên phong, gương mẫu, luôn đặt lợi ích của tập thể, quốc gia, dân
tộc lên trên lợi ích cá nhân, thực sự là cán bộ của dân, phục vụ nhân dân.
Để
phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có hiệu quả và thực chất, trước
tiên đòi hỏi cần “tăng cường trách nhiệm của cấp ủy”, nhất là cấp ủy cơ sở, xác
định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
kết hợp giữa “xây” và “chống”, “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài,
“chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Kiên quyết, kiên trì thực hiện với
quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn; phát huy sự chủ động, sáng tạo và sức mạnh
tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nhân dân, trong đó cán bộ lãnh đạo,
quản lý, trước hết là cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp
là nòng cốt; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đấu tranh ngăn
chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có hiệu quả. Trong
đó, áp dụng pháp luật, thực hiện nghiêm quy định pháp luật để điều chỉnh hành
vi của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu là một giải pháp quan trọng.
Để ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, với tinh thần quyết liệt mới đem lại kết quả.
Trả lờiXóa